Phiên họp thứ 4 Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật

Trong buổi sáng ngày làm việc đầu tiên của phiên họp thứ 4, diễn ra ngày 13-12 tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3 của QH. Chiều cùng ngày, UBTVQH nghe và cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của HĐND, UBND.
Phiên họp thứ 4 Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật

Trong buổi sáng ngày làm việc đầu tiên của phiên họp thứ 4, diễn ra ngày 13-12 tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3 của QH. Chiều cùng ngày, UBTVQH nghe và cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của HĐND, UBND.

Sáng nay, 13-12, tại Hà Nội đã khai mạc Phiên họp thứ tư Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì buổi khai mạc. Ảnh: Nhan Sáng - TTXVN

Sáng nay, 13-12, tại Hà Nội đã khai mạc Phiên họp thứ tư Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì buổi khai mạc. Ảnh: Nhan Sáng - TTXVN

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về ban hành VBQPPL của HĐND, UBND đã được Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý trình bày trước UBTVQH. Chính phủ cũng đã có báo cáo về vấn đề này. Bên cạnh những mặt được, các báo cáo của Chính phủ và đoàn giám sát chỉ ra rằng, tại một số địa phương, do nhiều nguyên nhân khác nhau, có tình trạng ban hành văn bản vượt quá thẩm quyền trong các lĩnh vực như đầu tư, đất đai, xử phạt vi phạm hành chính… đồng thời có tình trạng văn bản đã được ban hành sai về mặt hình thức và thẩm quyền vẫn tồn tại. Đặc biệt, dù là cấp có thẩm quyền nhưng trên thực tế các UBND cấp xã rất ít ban hành VBQPPL.

Cho ý kiến về báo cáo giám sát, Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai yêu cầu phân tích rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng các VBQPPL do UBND, HĐND các cấp ban hành chưa cao như mong muốn. Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc thì cho rằng, báo cáo giám sát mới tập trung đánh giá về kỹ thuật ban hành văn bản, chưa làm rõ trách nhiệm của cơ quan thẩm định trong việc để “lọt sàng” những văn bản không đúng thẩm quyền, không khả thi…

Thẳng thắn bày tỏ sự chưa hài lòng với báo cáo giám sát, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói: “Điều quan trọng nhất là giám sát xong phải chỉ ra được chất lượng các văn bản được UBND, HĐND các cấp ban hành có tốt không, có nhanh chóng đi vào cuộc sống không.  Trong số gần 136.000 văn bản đã thống kê được có bao nhiêu văn bản có thể gây ra tiêu cực, phiền hà cho người dân? Có hay không những văn bản được ban hành rất đúng quy trình thủ tục nhưng không khả thi và hướng xử lý như thế nào?”. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng yêu cầu đoàn giám sát tách bạch nhận định về các văn bản do UBND ban hành và văn bản do HĐND các cấp ban hành để chỉ rõ địa chỉ xử lý là Chính phủ hay QH. “Cần phải có những nhận xét rất cụ thể, nêu đích danh những văn bản ban hành không đúng quy định ở địa phương nào, cấp nào ban hành, cần bãi miễn hay xử lý ra sao. Tại sao có 63 tỉnh thành mà chỉ có 49 đoàn ĐBQH có báo cáo được tổng hợp tại bản báo cáo giám sát này?” - Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.

Theo dự kiến, kỳ họp thứ 3 của QH sẽ diễn ra trong khoảng 24 ngày làm việc. Kỳ họp dự kiến sẽ thông qua 14 dự án luật, trong đó có Luật Biển Việt Nam, Luật Quản lý giá, Luật Giáo dục đại học, Bộ luật Lao động… và cho ý kiến vào 7 dự án luật khác.

Về chương trình dự kiến kỳ họp thứ 3 của QH, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, tại nghị quyết vừa được QH thông qua tại kỳ họp thứ 2, QH đã giao Chính phủ khẩn trương hoàn thành đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; thực hiện đồng bộ theo lộ trình thích hợp trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nước và báo cáo QH tại kỳ họp thứ 3. QH cần dành thời gian thích đáng để tập trung thảo luận về vấn đề hết sức quan trọng này, trên cơ sở báo cáo của Chính phủ. Ủy ban Kinh tế chuẩn bị báo cáo liên quan đến nội dung này để phục vụ cho việc thảo luận của QH.

Cấm bán thuốc lá cho trẻ em dưới 18 tuổi và cấm sử dụng trẻ em dưới 18 tuổi để bán thuốc lá là quan điểm của Thường trực UB Về các vấn đề xã hội khi tiếp thu ý kiến các ĐBQH để chỉnh lý dự án Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.

Anh Thư

Tin cùng chuyên mục