Phụ nữ Việt Nam nhận lương thấp hơn 33% so với đồng nghiệp nam

Ngày 7-9, Giám đốc Oxfam tại Việt Nam Babeth Ngọc Hân Lefur cho biết, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động tại Việt Nam là 73%, thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ cao nhất trong khu vực.
Theo Giám đốc Oxfam tại Việt Nam Babeth Ngọc Hân Lefur, trong mọi ngành nghề, phụ nữ được trả lương thấp hơn 33% so với đồng nghiệp nam giới.
Theo Giám đốc Oxfam tại Việt Nam Babeth Ngọc Hân Lefur, trong mọi ngành nghề, phụ nữ được trả lương thấp hơn 33% so với đồng nghiệp nam giới.

Tuy nhiên, phụ nữ phần lớn làm các công việc sử dụng nhiều lao động tay nghề thấp và chưa qua đào tạo. Trong mọi ngành nghề, phụ nữ được trả lương thấp hơn 33% so với đồng nghiệp nam giới. Ở khu vực công, chỉ có 1 trong số 20 bộ trưởng và 89 trong số 1.048 vụ trưởng là nữ. 

Trên toàn cầu, số nam giới sở hữu đất, cổ phiếu và các tài sản vốn khác nhiều hơn số nữ giới; nam giới được trả lương cao hơn phụ nữ làm cùng vị trí. Những công việc chăm sóc không được trả lương đang đóng góp rất nhiều cho sự hưng thịnh của nền kinh tế nhưng lại không được công nhận và đãi ngộ, khiến phụ nữ bị phụ thuộc và hạn chế các lựa chọn.
Bình đẳng kinh tế chỉ có thể đạt được khi chấm dứt bất bình đẳng giới, song, câu trả lời cho câu hỏi “Làm bằng cách nào?” vẫn còn bị lảng tránh. Để đạt được hiệu quả hơn, Giám đốc Oxfam tại Việt Nam cho rằng, môi trường chính sách cần định giá lại và tái phân bổ các công việc chăm sóc để chấm dứt tình trạng gấp đôi gánh nặng mà nhiều phụ nữ gặp phải; đảm bảo bình đẳng giới là một ưu tiên trong các quyết định kinh doanh; nhiều phụ nữ được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo hơn nữa. Cuối cùng, thay đổi các chuẩn mực là một quá trình dài hạn, đòi hỏi việc chia sẻ quyền lực, sự chấp nhận vai trò lãnh đạo của phụ nữ. 

Tin cùng chuyên mục