Quản lý chặt chất lượng thủy sản xuất khẩu

Để chấm dứt tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản kém chất lượng ảnh hưởng đến uy tín thủy sản Việt Nam, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Tổng cục Hải quan kiểm tra, chỉ cho phép làm thủ tục hải quan xuất khẩu đối với lô hàng thủy sản được chế biến từ cơ sở có tên trong danh sách được công nhận.

(SGGP).- Để chấm dứt tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản kém chất lượng ảnh hưởng đến uy tín thủy sản Việt Nam, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Tổng cục Hải quan kiểm tra, chỉ cho phép làm thủ tục hải quan xuất khẩu đối với lô hàng thủy sản được chế biến từ cơ sở có tên trong danh sách được công nhận.

Theo đó, các cơ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam hoặc có tên trong danh sách các cơ sở được phép chế biến thủy sản xuất khẩu vào thị trường tương ứng được chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản bởi NAFIQAD mới được phép làm thủ tục.

Tổng cục Hải quan đề nghị NAFIQAD lồng ghép 2 danh sách trên thành danh sách chung để dễ tra cứu, tránh sai sót khi làm thủ tục.

Đ.P.

  • SSC xây dựng thêm nhà máy chế biến hạt giống

(SGGP).- Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) vừa đưa vào hoạt động nhà máy chế biến hạt giống tại xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Vốn đầu tư xây dựng nhà máy khoảng 7,3 tỷ đồng. Nhà máy được trang bị hệ thống sấy hạt giống, công suất 16 tấn lúa/mẻ (tương đương 60 tấn bắp trái/mẻ) và hệ thống máy chế biến công suất đạt 3 tấn/giờ, có khả năng sấy và chế biến 1.000 tấn hạt giống/năm.

aĐể đáp ứng công suất hoạt động cho nhà mát, SSC đã chuẩn bị vùng nguyên liệu 30ha, gieo trồng 3 vụ/năm, với nhiều loại cây trồng bắp, lúa, mướp khía, rau màu, khổ qua... Đây là nhà máy thứ 7 trong chuỗi các nhà máy chế biến hạt giống của SSC tại nhiều vùng nguyên liệu cả nước.

Đ.P.

  • 75% dịch bệnh mới ở người có nguồn gốc từ động vật hoang dã

(SGGP).- Được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã vừa phối hợp với Viện Smithsonian, Đại học Illinois (Hoa Kỳ) tổ chức tập huấn tăng cường kỹ năng điều tra, nghiên cứu bệnh dịch từ các loài nhằm phát hiện các loại bệnh dịch mới và mới nổi cho các chuyên gia y tế Việt Nam, Lào và Campuchia. Mục tiêu là giúp chuyên gia y tế 3 nước xác định điều tra, nghiên cứu những bệnh không rõ nguồn gốc.

Qua nghiên cứu, 75% các dịch bệnh mới xuất hiện hoặc tái xuất hiện đầu thế kỷ 21 ảnh hưởng đến con người đều có nguồn gốc từ động vật như HIV/AIDS, hội chứng hô hấp cấp (SARS), cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch virus cúm H1N1 năm 2009… Chương trình tập trung vào việc xác định và ứng phó sớm với các bệnh nguy hiểm từ động vật, trước khi trở thành mối đe dọa nghiêm trọng sức khỏe con người, giảm thiểu rủi ro của các dịch bệnh mới nổi lên và lan rộng.

Đ.C.P.

Tin cùng chuyên mục