Quần thể gỗ Giáng Hương duy nhất bị xẻ thịt, chính quyền xã không biết

Quần thể gỗ Giáng Hương quý hiếm và duy nhất trên địa bàn xã Gào, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai đang bị người dân xẻ thịt để bán cho những người thu mua nhưng UBND xã Gào không nắm bắt, chỉ đợi khi phóng viên Báo SGGP vào dẫn đi mới biết để ra hiện trường ngăn chặn.

Một cây gỗ Giáng Hương bị cưa hạ

Sáng ngày 18-8, người dân bức xúc phản ánh cây gỗ Giáng Hương (nhóm I) quý hiếm và duy nhất ở làng Dê, xã Gào (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) đang bị triệt hạ ồ ạt để bán cho các đối tượng thu mua.

Ghi nhận thực tế tại khu rẫy điều của người dân làng Dê, nơi giáp ranh với khu rừng xã Ia Pếch (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), một quần thể gỗ Giáng Hương quý hiếm với khoảng 100 cây nằm xen trong rẫy điều. Tại một góc, một nhóm người đang hì hục đào gốc gỗ Giáng Hương trước khi dùng cưa máy cắt hạ. Ngay lập tức, chúng tôi đã báo cho lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Gia Lai và UBND xã Gào.

Quần thể gỗ Giáng Hương duy nhất bị xẻ thịt, chính quyền xã không biết ảnh 2 Cây gỗ giáng hương mới bị cưa, nhựa còn đỏ

Ông Trần Ngọc Thanh, Chủ tịch UBND xã Gào theo xe chúng tôi vào hiện trường. Tại đây, chúng tôi ghi nhận rất nhiều cây gỗ Giáng Hương có đường kính từ khoảng 40 đến 70cm bị đốn hạ nằm ngổn ngang. Nhiều cây mới cưa hạ, chưa kịp cắt xẻ, lá còn xanh.

Ngoài ra, có khoảng 4 cây gỗ Giáng Hương khác đã xẻ gỗ mang đi, chỉ còn cành nhánh, hoa và hạt ở hiện trường.

Bên cạnh đó, có nhiều cây gỗ khác mà đối tượng đã đào sâu xuống gốc nhưng chưa kịp triệt hạ. Nhiều cây gỗ Giáng Hương khác đã được đánh dấu đỏ và ghi số trên thân cây, nghi đã được người dân chốt giá bán nhưng chưa kịp khai thác.

Khu vực xảy ra khai thác gỗ Giáng Hương nằm tại rẫy điều của ông Rơ Châm Bo (làng Dê, xã Gào).

Quần thể gỗ Giáng Hương duy nhất bị xẻ thịt, chính quyền xã không biết ảnh 3 Một cây mới đốn, cưa xẻ

Ông Trần Ngọc Thanh cho biết, khu vực xảy ra vụ cưa hạ gỗ Giáng Hương mà phóng viên dẫn ông vào nằm địa giới hành chính xã Gào, nhưng không thuộc quy hoạch 3 loại rừng của xã. Phần diện tích có gỗ Giáng Hương này là rẫy của dân.

Đây là quần thể giáng hương quý hiếm còn lại của xã. Theo quy định, các loại gỗ quý như Giáng Hương dù nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng thì cũng không cho mua bán để bảo tồn nguồn gen quý. Đối với sự việc cưa xẻ gỗ Giáng Hương trong rẫy của ông Rơ Châm Bo để bán, xã không phát hiện, cũng không xác nhận cho vụ mua bán này.

Quần thể gỗ Giáng Hương duy nhất bị xẻ thịt, chính quyền xã không biết ảnh 4 Hoa giáng hương nằm vương vãi bên những cây giáng hương bị cưa hạ

“Trước mắt, UBND xã chỉ đạo lập biên bản đình chỉ khai thác để giữ nguồn gen quý hiếm này”, ông Trần Ngọc Thanh nói thêm.

Về số gỗ đã cưa xẻ rồi chở đi, ông Trần Ngọc Thanh nói không thể chở ngang qua xã vì đường có chốt chặn mà chỉ có chở theo hướng về xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Về số gỗ Giáng Hương đã trót cưa hạ nhưng chưa kịp chở đi, ông Thanh nói, xã sẽ làm báo cáo về UBND TP Pleiku và Chi cục Kiểm lâm để có hướng xử lý.

Quần thể gỗ Giáng Hương duy nhất bị xẻ thịt, chính quyền xã không biết ảnh 5 Một số cây đã xẻ lóng mang đi, chỉ còn cành, nhánh

Trả lời về việc cưa xẻ gỗ Giáng Hương diễn ra rầm rộ mà sao không biết, phải chờ phóng viên báo mới cùng đi ngăn chặn, ông Trần Ngọc Thanh nói: "Do địa bàn khá rộng. Nhiều khi trưởng thôn, cánh tay nối dài của chính quyền không báo thì cũng rất khó".

Quần thể gỗ Giáng Hương duy nhất bị xẻ thịt, chính quyền xã không biết ảnh 6 Đào hố để cưa hạ gỗ giáng hương
Được biết, đây cũng là quần thể gỗ Giáng Hương lớn và duy nhất còn sót lại ở TP Pleiku.
Một cây gỗ giáng hương chờ cưa hạ
Quần thể gỗ Giáng Hương duy nhất bị xẻ thịt, chính quyền xã không biết ảnh 8 Những cây gỗ giáng hương rất lớn ở làng Dê
Quần thể gỗ Giáng Hương duy nhất bị xẻ thịt, chính quyền xã không biết ảnh 9 Quần thể gỗ giáng hương duy nhất ở xã Gào và TP Pleiku còn sót lại

Tin cùng chuyên mục