Rau sạch vẫn gặp khó

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM cho thấy toàn TP có trên 100 xã, phường sản xuất rau với diện tích gieo trồng gần 11.000 héc-ta. Tập trung chủ yếu ở các huyện như: Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, quận 12… Thực tế nhu cầu tiêu thụ rau xanh của người dân TP khoảng 1.200 tấn/ngày; nhưng rau sạch chỉ đáp ứng được 5-6 tấn/ngày. Mặc dù “cung không đủ cầu”, nhưng hiện tại các hộ nông dân, hợp tác xã trồng rau sạch đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Rau sạch vẫn gặp khó

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM cho thấy toàn TP có trên 100 xã, phường sản xuất rau với diện tích gieo trồng gần 11.000 héc-ta. Tập trung chủ yếu ở các huyện như: Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, quận 12… Thực tế nhu cầu tiêu thụ rau xanh của người dân TP khoảng 1.200 tấn/ngày; nhưng rau sạch chỉ đáp ứng được 5-6 tấn/ngày. Mặc dù “cung không đủ cầu”, nhưng hiện tại các hộ nông dân, hợp tác xã trồng rau sạch đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Mô hình trồng rau sạch tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi

Mô hình trồng rau sạch tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi

Đỏ mắt tìm rau sạch

Nhà hàng, khách sạn, siêu thị là kênh tiêu thụ rau sạch (rau an toàn) chủ yếu. Do vậy, người tiêu dùng (NTD) có tìm đỏ mắt cũng không thấy rau xuất hiện tại các chợ truyền thống. Thậm chí, NTD mặc định rằng rau sạch chỉ dành cho người… nhiều tiền.

Chị Ngọc Loan, tiểu thương chợ Bà Hạt, quận 10 cho biết: “Rau sạch chưa bán tại chợ. NTD có hỏi nhưng tôi cũng chào thua vì không có”. Bà Mai Thanh, người dân đi chợ Bùi Văn Ba (quận 7) thừa nhận: “Muốn tìm mua rau sạch tại chợ truyền thống rất khó. Hầu hết tiểu thương đều không bán. Nếu có rau an toàn để mua thì thật tiện lợi và yên tâm. Nghe rau, củ bị nhiễm độc nhiều gia đình tôi đâm lo”.

Trên thực tế, các loại rau, củ bày bán tại các chợ truyền thống đều khá bắt mắt. Chẳng hạn như màu sắc rau, củ xanh tươi, mỡ màng. Theo các tiểu thương cho biết hàng được vận chuyển từ TP Đà Lạt, hoặc từ các tỉnh miền Tây lên TPHCM. Số ít được thu gom từ các thương lái Trung Quốc, vận chuyển đông lạnh vào TP. Thống kê tại các chợ đầu mối trên địa bàn TPHCM, lượng rau, củ Trung Quốc chiếm khoảng từ 8-10% lượng rau, củ về chợ mỗi đêm.

Tuy vậy, điều đáng nói là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau, củ thì hầu như rất khó kiểm soát. Số liệu của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cho thấy, trong tháng 3-2012, Cục BVTV lấy 232 mẫu rau củ quả bất kỳ để kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; tính đến thời điểm này, sau khi phân tích 217 mẫu, Cục BVTV phát hiện 62 mẫu có dư lượng hóa chất, chiếm gần 30% chứng tỏ rằng con số rau củ quả “ngậm” hóa chất trên thực tế sẽ lớn hơn rất nhiều.

Khó ra chợ

Có một thực tế hiện nay là các tiểu thương tại chợ truyền thống không mặn mà với rau an toàn. Lý do đưa ra là mẫu mã không bắt mắt NTD, khó bán… Bên cạnh đó, tình trạng trà trộn giữa rau an toàn với rau bình thường gây tình trạng mập mờ, NTD khó phân biệt. “Điều này càng đẩy NTD ra xa doanh nghiệp. Muốn dùng rau an toàn mua tại chợ càng khó khăn hơn” – chị Thị Năm, tiểu thương chợ Bình Tiên (quận 6) cho biết.

Theo bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc, chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Thỏ Việt thì hiện nay, để tiếp cận với các chợ truyền thống doanh nghiệp sản xuất rau sạch gặp nhiều khó khăn.

Được biết, hiện HTX Thỏ Việt cung cấp cho thị trường TPHCM trung bình khoảng 12-13 tấn rau củ quả/ngày; cao điểm có thể lên tới 20 tấn/ngày. Rau sạch Thỏ Việt cũng đã cung cấp cho một số chợ truyền thống như: chợ Thị Nghè, Văn Thánh (quận Bình Thạnh); chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10). Tuy vậy, tiểu thương các chợ còn đang nghe ngóng, chờ thời gian “làm quen” với rau sạch.

Bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc nói: “Rau vào chợ truyền thống có giá ngang bằng so với giá chợ. Chẳng hạn, rau muống, mồng tơi, cải ngọt… có giá dao động khoảng 9.000-10.000 đồng/kg. Xét về mặt bằng giá chung, sản phẩm chúng tôi cung cấp cho thị trường có giá chấp nhận được; thậm chí cũng ngang với giá rau, củ bày bán tại chợ. Cái khác giữa hàng vào chợ với hàng vào siêu thị chính là tinh giản khâu bao bì, đóng gói. Hàng trong chợ sẽ có ít hoặc không bao bì. Hy vọng trong thời gian tới, NTD sẽ biết đến rau an toàn nhiều hơn thông qua kênh phân phối của chợ truyền thống”.

Ông Nguyễn Hoàng – Tổ trưởng liên tổ hợp Rau an toàn Tân Phú Trung (huyện Củ Chi) thừa nhận: Rau xanh là một trong những cây trồng đem lại thu nhập cao cho người dân. Nhu cầu tiêu thụ rau xanh nói chung và rau sạch nói riêng trên địa bàn TP là rất lớn. Do vậy, nếu doanh nghiệp liên kết được đầu ra ổn định với các chợ truyền thống thì cơ hội để NTD tiếp cận với rau an toàn sẽ lớn hơn rất nhiều.

Hoa hồng

Tin cùng chuyên mục