Rộng mở tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây

Hội nghị hợp tác phát triển giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào (tổ chức vào cuối năm 2011) đã tạo tiền đề cho các tỉnh trên tuyến hành lang Đông - Tây trao đổi về tiềm năng, cơ hội và khả năng hợp tác. Những hoạt động như vậy cũng nhằm hiện thực hóa nội dung của quy hoạch Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV).
Rộng mở tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây

Hội nghị hợp tác phát triển giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào (tổ chức vào cuối năm 2011) đã tạo tiền đề cho các tỉnh trên tuyến hành lang Đông - Tây trao đổi về tiềm năng, cơ hội và khả năng hợp tác. Những hoạt động như vậy cũng nhằm hiện thực hóa nội dung của quy hoạch Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV).

Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (Kon Tum)

Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (Kon Tum)

Là tỉnh nằm trong khu vực Tam giác phát triển CLV, Kon Tum có vị trí đầu mối và là điểm trung chuyển trên tuyến hành lang thương mại quốc tế Myanmar - Đông Bắc Thái Lan - Nam Lào (hành lang kinh tế Đông Tây). Chính vị trí chiến lược này là lợi thế để Kon Tum hội nhập nhanh hơn với các nước trong khu vực. Những năm gần đây, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy lợi thế của tỉnh đầu mối trong giao lưu kinh tế, từ đó đẩy mạnh hợp tác phát triển trục kinh tế Đông - Tây qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

Năm 2012, trong khuôn khổ hợp tác giữa các tỉnh thuộc 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan, lĩnh vực du lịch đã được địa phương vùng cực Bắc Tây Nguyên này lựa chọn là mũi đột phá, làm nền tảng cho hợp tác trên các lĩnh vực khác, với hành động cụ thể là tổ chức chuyến khảo sát du lịch qua các tỉnh, nhằm tiến đến khai thác tuyến du lịch theo phương châm “3 quốc gia, 1 điểm đến”. Kon Tum đang phối hợp với tỉnh Attapeu (Lào) tinh giản thủ tục hơn nữa trong kiểm soát người, hàng hóa và phương tiện qua cặp cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Phu Cưa. Việc này góp phần thúc đẩy công tác kiểm tra chung giữa các cơ quan hữu quan, thực hiện kết nối thông tin và thông quan “1 cửa, 1 điểm dừng” giữa hai bên; nghiên cứu, đưa vào áp dụng các mô hình quản lý hoạt động, kinh doanh hàng hóa hiện đại.

Ông Nguyễn Đình Bắc, Phó Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Kon Tum cho biết, trong thời gian qua, quan hệ hợp tác về mọi mặt giữa các tỉnh trên tuyến hành lang Đông - Tây đã có những bước phát triển nhanh. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực, nhất là các tỉnh trong khu vực Tam giác phát triển CLV, nên chưa khơi thông, sử dụng hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mỗi tỉnh. Để hoạt động hợp tác trong thời gian tới từng bước đi vào thực chất, Kon Tum đang lựa chọn một số lĩnh vực trọng tâm để tập trung nguồn lực phát triển, với những bước đi phù hợp nhằm tạo sự lan tỏa và xúc tác cho các lĩnh vực khác.

Trước hết, về hạ tầng kinh tế cửa khẩu, Kon Tum tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, theo hướng gắn quy hoạch với yêu cầu phát triển thực tế. Bên cạnh việc dành nguồn lực thỏa đáng từ ngân sách nhà nước, tỉnh sẽ chú trọng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực vào đầu tư kết cấu hạ tầng khu kinh tế; kiến nghị Chính phủ cho sử dụng nguồn vốn ODA để nâng cấp, mở rộng một số đoạn trên tuyến giao thông từ tỉnh lỵ Attapeu của nước bạn Lào đến cửa khẩu quốc tế Phu Cưa - Bờ Y, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong lưu thông hàng hóa.

Sáng kiến Tam giác phát triển CLV được đưa ra tại cuộc gặp giữa thủ tướng 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia tại Viêng Chăn (Lào) vào tháng 10-1999, với mục tiêu tăng cường đoàn kết và hợp tác 3 nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần giữ vững ổn định, an ninh của cả 3 nước. Sau cuộc họp cấp cao lần thứ nhất hình thành Tam giác phát triển CLV, cuộc họp cấp cao giữa 3 thủ tướng lần thứ hai tại TPHCM năm 2002 đã xác định ưu tiên triển khai hợp tác trên các lĩnh vực giao thông vận tải, thương mại, điện lực, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và y tế.

 Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 10, ngày 28-11-2004, thủ tướng 3 nước đã ký Tuyên bố Viêng Chăn về xây dựng khu vực Tam giác phát triển CLV và thông qua quy hoạch tổng thể Tam giác phát triển CLV. Tại cuộc họp cấp cao lần thứ 4 tổ chức tại Đà Lạt, tháng 12-2006, thủ tướng 3 nước đã thông qua việc thành lập Ủy ban Điều phối chung, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, tăng cường phối hợp trong huy động nguồn lực bên ngoài, nhất là từ Nhật Bản.

Đức Trung

Tin cùng chuyên mục