Siết kỷ cương, nâng chất lượng trong giáo dục đại học

Sáng nay, 22-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội nghị giáo dục đại học (GDĐH) năm 2013. Hội nghị được thực hiện trực tuyến tại 6 điểm cầu trên cả nước (Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ).
Siết kỷ cương, nâng chất lượng trong giáo dục đại học

(SGGPO). – Sáng nay, 22-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội nghị giáo dục đại học (GDĐH) năm 2013. Hội nghị được thực hiện trực tuyến tại 6 điểm cầu trên cả nước (Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ).

Năm 2013, Bộ GDĐT sẽ siết chặt kỷ cương, nâng cao chất lượng trong giáo dục đại học. Trong ảnh: Sinh viên Khoa Cơ khí của một trường đại học trong giờ thực hành. Ảnh minh họa: Mai Hải

Năm 2013, Bộ GDĐT sẽ siết chặt kỷ cương, nâng cao chất lượng trong giáo dục đại học. Trong ảnh: Sinh viên Khoa Cơ khí của một trường đại học trong giờ thực hành. Ảnh minh họa: Mai Hải

Báo cáo của Bộ cho biết, trong năm học vừa qua, nhiều văn bản quan trọng đã được xây dựng, trong đó Luật GDĐH đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ 1-1-2013.

Bộ đã tiến hành phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH đi kèm với tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý. Hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong GDĐH trong năm qua cũng được củng cố. 

Bộ đã tổ chức 2 đợt kiểm tra việc thực hiện cam kết thành lập trường đối với 62 trường đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) trong cả nước. Qua kiểm tra, Bộ đã đình chỉ tuyển sinh (năm 2012) đối với 5 trường và 17 ngành đào tạo. Đây được coi là thời điểm đánh dấu giai đoạn chuyển hướng nâng cao chất lượng GDĐH, sàng lọc các cơ sở GDĐH yếu kém, không có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng. “Nếu trong năm 2013 những sai sót này không được khắc phục, Bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét tạm dừng hoạt động hoặc giải thể trường”, báo cáo của Bộ nhấn mạnh.

Trong lĩnh vực đào tạo sau ĐH, trong năm học vừa qua, Bộ cũng đã dừng tuyển sinh đào tạo thạc sĩ đối với 161 ngành không đáp ứng yêu cầu chất lượng và 9 cơ sở đào tạo thạc sĩ thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội do không có báo cáo thống kê.

Ngoài ra, để chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo đại học và sau đại học với nước ngoài, Bộ đã tiến hành kiểm tra việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh và phát hiện 22/30 trường có vi phạm, trong đó có 5 trường không đạt cả 2 tiêu chí. Một số trường còn tuyển vượt cả chỉ tiêu đã xác định vượt năng lực.

Bộ này cũng cho hay, qua thanh tra, kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng cho thấy các trường đã có ý thức xây dựng đội ngũ giảng viên. Trong năm học 2011-2012, đội ngũ giảng viên cơ hữu của khối GDĐH trong cả nước là trên 84.000 người, tăng so với năm học trước trên 9.500  người (gần 13%).  Trong khi đó, quy mô đào tạo ĐH-CĐ hệ chính quy là trên 1,74 triệu sinh viên, trong đó trên 1 triệu sinh viên là hệ ĐH (chiếm 56,6%) và 702.000 sinh viên cao đẳng (chiếm 43,4%).

Số liệu thống kê trong 3 năm gần đây cho thấy, tỷ lệ sinh viên hệ tại chức giảm nhanh (năm học 2011-2012 chỉ còn 401.000 sinh viên so với gần 500.000 sinh viên của năm học 2009-2010) nhưng quy mô đào tạo thạc sĩ lại tăng nhanh.

Năm học 2011-2012, quy mô đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cả nước là trên 96.000 người. Hiện Bộ đang điều chỉnh quy chế đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ theo hướng tăng cường kiểm soát chất lượng.

Đối với đào tạo liên thông, do những quy định về chương trình đào tạo, tuyển sinh và quản lý đào tạo chưa chặt chẽ, mập mờ, dễ dãi trong xác định và giao chỉ tiêu tuyển sinh trong những năm trước đây nên chỉ trong một thời gian ngắn, số trường ĐH đào tạo liên thông tăng nhanh, chất lượng đào tạo giảm sút. Năm 2011, có tới 34/42 trường tuyển sinh liên thông hệ chính quy (81%); 8/42 trường đào tạo liên thông hệ tại chức (19%); 21/42 trường tuyển sinh liên thông người có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng loại trung bình, không cần thâm niên công tác (50%).

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, số trường vi phạm quy chế đào tạo liên thông hệ chính quy là rất lớn. Nhiều trường đào tạo liên thông từ trung cấp lên  ĐH, từ trung cấp nghề lên ĐH và CĐ, từ CĐ nghề lên ĐH chưa có phép của Bộ GD-ĐT theo quy định; tổ chức đào tạo liên thông chính quy ngoài cơ sở đào tạo không đúng với quy định hiện hành; xác định chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện tuyển sinh vượt quá năng lực của trường. Những điều này đã gây bức xúc trong dư luận, phản ứng của người học. Đó chính là lý do Bộ GD-ĐT đã ban hành quy chế đào tạo liên thông mới theo hướng siết chặt điều kiện tuyển sinh liên thông.

Mặc dù đội ngũ giảng viên trong các cơ sở GDĐH tăng nhanh, nhưng chưa theo kịp về quy mô đào tạo. Hiện toàn ngành mới chỉ có 286 Giáo sư (chỉ chiếm 0,5%), 2.009 Phó Giáo sư (3,37%), 8.519 tiến sĩ (14,27%), 28.037 thạc sĩ (47%). Đáng chú ý, lực lượng giảng viên tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chỉ đạt 14,77%. Do thiếu công trình nghiên cứu khoa học nên các trường ĐH Việt Nam luôn bị xếp hạng thấp so với các ĐH trên thế giới và khu vực.

Một thực tế mà xã hội bức xúc trong thời gian qua cũng được Bộ GD-ĐT thừa nhận, đó là chất lượng đào tạo của hệ không chính quy thấp khiến nhiều địa phương, người sử dụng lao động từ chối tuyển dụng, cùng với đó công tác quản lý hệ đào tạo không chính quy cũng còn nhiếu bất cập, điển hình nhất là việc để mất cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo; mất cân cối về hình thức đào tạo (chủ yếu là đào tạo hệ tại chức); việc đào tạo lộn xộn (không bảo đảm cơ sở vật chất, không coi thi và kiểm tra nghiêm túc, cắt xén giờ giảng, học hộ, thi hộ…); điều kiện bảo đảm chất lượng trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ rất hạn chế (đào tạo trái quy định, chất lượng thấp…).

Năm 2013, Bộ GD-ĐT nêu quyết tâm siết chặt kỷ cương, nâng cao chất lượng đào tạo. 3 nhiệm vụ trọng tâm được đưa ra gồm: hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật GDĐH, tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng; tăng cường bảo đảm chất lượng trong tất cả các khâu; giữ vững nguyên tắc, lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động GD-ĐT, tiếp tục tăng cường thanh kiểm tra để chấn chỉnh các sai phạm.

Bộ nêu rõ sẽ giảm chỉ tiêu đào tạo tại chức (còn 50% tổng chỉ tiêu đào tạo); liên thông chính quy (không vượt quá 20% tổng chỉ tiêu đào tạo chính quy của trường). Quyết tâm này được các trường hoàn toàn ủng hộ, nhất là việc chấn chỉnh sai phạm, chấn chỉnh mở ngành.

Năm 2013: Thực hiện nhiều đợt xét tuyển, mỗi đợt ít nhất là 20 ngày

Phương hướng, nhiệm vụ kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013 vừa được Bộ GD-ĐT công bố chiều nay, 22-1.

Theo đó,  Bộ sẽ  bổ sung Ban chấm thanh tra trực thuộc Hội đồng tuyển sinh trường. Ban chấm Thanh tra có nhiệm vụ tổ chức chấm thanh tra ít nhất 10% số bài thi của mỗi môn thi tự luận. 

Một số chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy năm 2013:

- Tuyển thẳng vào các trường ĐH-CĐ những học sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và Quốc tế; học sinh đoạt giải hội thi sáng tạo khoa học kĩ thuật quốc tế, đã tốt nghiệp trung học; học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo và học sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ, được ưu tiên xét tuyển vào học và phải học dự bị 6 tháng

- Các trường ĐH-CĐ  đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi thấp hơn điểm sàn 1 điểm và phải học dự bị 6 tháng.

Bổ sung đối tượng dự thi tuyển sinh liên thông, là những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi có nguyện vọng học liên thông lên trình độ cao đẳng hoặc đại học. Những thí sinh này phải dự thi các môn văn hóa hoặc năng khiếu theo quy định của khối thi tương ứng với ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học chính quy.

Bộ cũng phê duyệt Đề án tuyển sinh riêng thí điểm cho 10 trường thuộc khối Văn hóa - Nghệ thuật, cụ thể: Các trường có  tuyển sinh ngành đào tạo thuộc khối Văn hóa (khối C), không tổ chức thi, chỉ xét tuyển dự vào kết quả thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT; các trường có  tuyển sinh ngành đào tạo thuộc khối Nghệ thuật (khối H, N, S), chỉ tổ chức thi các môn năng khiếu; xét tuyển môn Ngữ văn dựa vào kết quả thi tốt nghiệp và điểm trung bình 3 năm học THPT; các trường thuộc khối Văn hóa - Nghệ thuật được giao thí  điểm thi tuyển sinh riêng xây dựng phương án, trình Bộ  Văn hóa, Thể thao và Du lịch và báo cáo Bộ GD-ĐT.

Năm 2013, Bộ tiếp tục giao các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác xét tuyển, có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, nhưng thời gian xét tuyển mỗi đợt ít nhất là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển 20-8-2013. Thời hạn kết thúc xét tuyển là 30-10-2013.

Về chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013, giữ ổn định chỉ tiêu tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy năm 2013 và khuyến khích các trường thay đổi về cơ cấu theo hướng tăng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành mà xã hội có nhu cầu cao về nhân lực thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, nông lâm, thủy sản, y dược, nghệ thuật...

Chỉ tiêu liên thông đại học, cao đẳng chính quy được xác định trong tổng chỉ  tiêu đại học, cao đẳng chính quy của trường và  chiếm không quá 20% tổng chỉ tiêu này

Chỉ  tiêu hệ vừa học vừa làm, liên thông, văn bằng hai theo hình thức vừa học vừa làm tiếp tục được xác định tối đa bằng khoảng 50% so với chỉ tiêu chính quy.

Tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp trong các trường đại học theo lộ trình giảm 20%/năm và chấm dứt  đào tạo trung cấp trong các trường đại học trước năm 2017.

  • Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2012 của 16 tỉnh thành cao hơn thực chất

(SGGPO). – Bộ GD-ĐT đã công bố kết quả kiểm tra về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Theo đó, sau khi kiểm tra, đánh giá lại kỳ thi này, Bộ GD-ĐT  nhận định, công tác coi thi vẫn là một trong những khâu yếu kém nhất.

Dựa trên kết quả tốt nghiệp của các đơn vị, Bộ đã thành lập Hội đồng chấm thẩm định để chấm thẩm định bài thi tự luận các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kết quả thi tăng đột biến với so với các năm trước và trùng lặp nhiều ở một mức điểm.

Kết quả chấm thẩm định cho thấy, một số cán bộ chấm thi không thực hiện đúng quy định của quy chế, thiếu tinh thần trách nhiệm, hạ thấp yêu cầu đánh giá bài làm của thí sinh so với hướng dẫn chấm, đáp án của Bộ, vì vậy, có nhiều bài thi bị chấm sai, chấm không đúng đáp án và thang điểm hoặc bị cộng điểm sai; một số lượng đáng kể các bài thi có kết quả điểm công bố khác biệt so với kết quả chấm thẩm định của Bộ, chủ yếu là điểm công bố cao hơn từ 1,0 điểm đến 2,0 điểm, cá biệt là 3,0 điểm và cao hơn so với đáp án và thang điểm của Bộ.

Hàng loạt những yếu kém trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2012

(SGGPO).- Chiều nay, Bộ GD-ĐT đã công bố hàng loạt những sai phạm của các trường trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2012.

1. Một số trường không chuẩn bị đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, không thực hiện đúng cam kết thành lập trường, nên bị đình chỉ tuyển sinh hoặc bị cảnh báo gồm: ĐH Đông Đô; ĐH Văn Hiến và Trường CĐ Công nghệ Thông tin thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, đình chỉ tuyển sinh 12 ngành của 4 trường: Đại học Chu Văn An, 4 ngành; Trường ĐH Lương Thế Vinh, 4 ngành; Trường ĐH Nguyễn Trãi, 2 ngành; Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, 2 ngành.

2. Công tác chấm thi các môn tự luận của một số trường còn sai sót, thiếu nghiêm túc, không đúng quy định: Bộ GD-ĐT đã thành lập Hội đồng chấm thẩm định bài thi tự luận và đã triển khai chấm 1.405 bài thi các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý của Trường ĐH Thủ Dầu Một, Trường ĐH Lạc Hồng, Trường ĐH Hồng Bàng, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội và Trường CĐ Công nghệ Bắc Hà.

Kết quả chấm thẩm định cho thấy, công tác chấm thi của các trường có sai sót, chưa nghiêm túc, không chấm 2 vòng độc lập theo quy định, có biểu hiện đánh dấu bài... đến nay, Trường ĐH Thủ Dầu Một, Trường ĐH Lạc Hồng và Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xử lý các đơn vị, cá nhân có liên quan theo quy định.

3. Kết quả thanh tra  30 trường ĐH, CĐ trên cả nước (16 trường công lập, 14 trường ngoài công lập), cho thấy: 5 trường không đạt cả 2 tiêu chí về giảng viên cơ hữu quy đổi và diện tích sàn xây dựng; 13 trường không đạt tiêu chí về đội ngũ giảng viên; 5 trường xác định chỉ tiêu khi không còn năng lực tuyển sinh; 16 trường xác định chỉ tiêu cao hơn năng lực thực tế.

T.Hùng

PHAN THẢO

Tin cùng chuyên mục