Phía trọng tài cho rằng, sự ác cảm nằm sẵn trong đầu các CLB, nên khi trọng tài sai sót thì ngay lập tức phản ứng, thậm chí còn gây áp lực ngay từ trước khi trận đấu diễn ra. Ngược lại, các CLB họ không tin vào năng lực trọng tài và đề xuất nên đưa trọng tài trẻ từ giải hạng nhất lên thay thế nếu như không thuê trọng tài nước ngoài. Hoàn toàn không thấy giải pháp nào để giải quyết rốt ráo vấn đề trọng tài, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất kỷ cương sân cỏ.
Theo thống kê ở giai đoạn lượt đi, trung bình mỗi vòng đấu có 2 sự cố liên quan đến trọng tài. Đỉnh điểm là hành động bỏ trận đấu của đội Long An khiến nhiều thành viên của CLB này nhận án kỷ luật rất nặng. Có 11/14 đội bóng được cho là bị các quyết định của trọng tài làm ảnh hưởng đến kết quả thi đấu. Có 6 trọng tài đã bị “treo còi” do các sai sót của mình. BTC giải cũng đã ban hành hơn 20 quyết định dành cho cá nhân, tập thể. Tình hình này khiến cho giai đoạn lượt về càng trở nên phức tạp bởi hiện nay, các cuộc đua trụ hạng hoặc tranh ngôi vô địch đều vẫn còn bỏ ngỏ.
Những gì đã xảy ra ở giai đoạn 1 mùa giải 2017 thực ra không có gì mới, nó vẫn tồn tại nhiều năm qua kể cả khi quyền tổ chức các giải chuyên nghiệp được giao về Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Tuy nhiên, ngoài thời kỳ đầu VPF có quyền hạn nhất định trong việc điều hành, nhưng sau này họ gần như chỉ đóng vai trò của nhà tổ chức sự kiện. Đối với vấn đề trọng tài, VPF chỉ có quyền thuê hoặc không thuê những người do Ban trọng tài của LĐBĐ Việt Nam (VFF) đề cử. Số lượng trọng tài giỏi ngày một ít, không thuê thì không có người để làm, trong khi mời trọng tài ngoại là vấn đề nhạy cảm. Với các CLB cũng thế, quyền quản lý vẫn nằm trong tay VFF, trong khi mối quan hệ của các CLB đối với VPF thì lại là cổ đông trong công ty, có tư cách gần như ngang hàng. Những sự cố trọng tài hay các CLB gây ra, hậu quả đều do VPF lãnh, gây ảnh hưởng xấu đến công tác kinh doanh, tài trợ. Họ không thể trực tiếp điều chỉnh hoặc ra các án phạt mang tính chất nội bộ để răn đe. Ví dụ: Một đội bóng đưa ra sân đội hình dự bị, chấp nhận thua trận khiến khán giả phản ứng, có thể tẩy chay giải đấu, nhưng VPF không thể làm gì khác nếu như bộ phận chuyên môn của VFF không có ý kiến.
Mặc dù không trực tiếp điều hành nhưng VFF vẫn là nơi có quyền hạn rất lớn. Mọi thứ chẳng có gì đặc biệt nếu như VFF là một tổ chức có uy tín cao, công tác quản lý tốt, thế nhưng ai cũng biết nguồn gốc ra đời của Công ty VPF xuất phát từ sự yếu kém của VFF, yêu cầu phải có một bộ phận độc lập để điều hành bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Nhưng nay, VPF lại gần như phụ thuộc vào VFF thì xem như mọi thứ vẫn như cũ. Tiêu biểu như công tác trọng tài, cho dù VPF vừa giành được quyền phân công nhưng thực tế con người vẫn thuộc quản lý của ban trọng tài thuộc VFF, được đứng đầu bởi một cựu trọng tài có hơn chục năm điều hành với khá nhiều tai tiếng nhưng không thể tìm ra người thay thế.
Trọng tài sai, các đội bóng phản ứng, nặng nhẹ khác nhau nhưng cái kết thì chỉ có một: vẫn sai và vẫn tiếp tục phản ứng hết năm này qua năm khác mà hoàn toàn không có một giải pháp căn cơ.
Phải siết lại kỷ cương cho bóng đá Việt Nam, phải có những biện pháp mạnh và một bộ phận có đủ quyền lực thực thi các biện pháp ấy để không rơi vào cảnh “đánh trống, bỏ dùi”.
Theo thống kê ở giai đoạn lượt đi, trung bình mỗi vòng đấu có 2 sự cố liên quan đến trọng tài. Đỉnh điểm là hành động bỏ trận đấu của đội Long An khiến nhiều thành viên của CLB này nhận án kỷ luật rất nặng. Có 11/14 đội bóng được cho là bị các quyết định của trọng tài làm ảnh hưởng đến kết quả thi đấu. Có 6 trọng tài đã bị “treo còi” do các sai sót của mình. BTC giải cũng đã ban hành hơn 20 quyết định dành cho cá nhân, tập thể. Tình hình này khiến cho giai đoạn lượt về càng trở nên phức tạp bởi hiện nay, các cuộc đua trụ hạng hoặc tranh ngôi vô địch đều vẫn còn bỏ ngỏ.
Những gì đã xảy ra ở giai đoạn 1 mùa giải 2017 thực ra không có gì mới, nó vẫn tồn tại nhiều năm qua kể cả khi quyền tổ chức các giải chuyên nghiệp được giao về Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Tuy nhiên, ngoài thời kỳ đầu VPF có quyền hạn nhất định trong việc điều hành, nhưng sau này họ gần như chỉ đóng vai trò của nhà tổ chức sự kiện. Đối với vấn đề trọng tài, VPF chỉ có quyền thuê hoặc không thuê những người do Ban trọng tài của LĐBĐ Việt Nam (VFF) đề cử. Số lượng trọng tài giỏi ngày một ít, không thuê thì không có người để làm, trong khi mời trọng tài ngoại là vấn đề nhạy cảm. Với các CLB cũng thế, quyền quản lý vẫn nằm trong tay VFF, trong khi mối quan hệ của các CLB đối với VPF thì lại là cổ đông trong công ty, có tư cách gần như ngang hàng. Những sự cố trọng tài hay các CLB gây ra, hậu quả đều do VPF lãnh, gây ảnh hưởng xấu đến công tác kinh doanh, tài trợ. Họ không thể trực tiếp điều chỉnh hoặc ra các án phạt mang tính chất nội bộ để răn đe. Ví dụ: Một đội bóng đưa ra sân đội hình dự bị, chấp nhận thua trận khiến khán giả phản ứng, có thể tẩy chay giải đấu, nhưng VPF không thể làm gì khác nếu như bộ phận chuyên môn của VFF không có ý kiến.
Mặc dù không trực tiếp điều hành nhưng VFF vẫn là nơi có quyền hạn rất lớn. Mọi thứ chẳng có gì đặc biệt nếu như VFF là một tổ chức có uy tín cao, công tác quản lý tốt, thế nhưng ai cũng biết nguồn gốc ra đời của Công ty VPF xuất phát từ sự yếu kém của VFF, yêu cầu phải có một bộ phận độc lập để điều hành bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Nhưng nay, VPF lại gần như phụ thuộc vào VFF thì xem như mọi thứ vẫn như cũ. Tiêu biểu như công tác trọng tài, cho dù VPF vừa giành được quyền phân công nhưng thực tế con người vẫn thuộc quản lý của ban trọng tài thuộc VFF, được đứng đầu bởi một cựu trọng tài có hơn chục năm điều hành với khá nhiều tai tiếng nhưng không thể tìm ra người thay thế.
Trọng tài sai, các đội bóng phản ứng, nặng nhẹ khác nhau nhưng cái kết thì chỉ có một: vẫn sai và vẫn tiếp tục phản ứng hết năm này qua năm khác mà hoàn toàn không có một giải pháp căn cơ.
Phải siết lại kỷ cương cho bóng đá Việt Nam, phải có những biện pháp mạnh và một bộ phận có đủ quyền lực thực thi các biện pháp ấy để không rơi vào cảnh “đánh trống, bỏ dùi”.