Cứ nhìn số liệu thống kê tai nạn giao thông trong 3 dịp Tết Nguyên Đán gần đây là thấy rõ điều đó. Tết Nguyên Đán Bính Thân 2016 mỗi ngày có 27 người chết và 30 người bị thương vì tai nạn giao thông. Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 mỗi ngày có 29 người chết và 60 người bị thương. Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, số người chết vì tai nạn giao thông vọt lên 31 người/ngày. Đã nhiều năm rồi, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tai nạn giao thông vẫn được Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia xác định chủ yếu do các hành vi vi phạm như: lái xe sau khi đã uống rượu bia, chạy quá tốc độ cho phép, không đội nón bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định, lấn làn đường của phương tiện giao thông khác. Các vụ tai nạn phần lớn liên quan đến người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và chủ yếu xảy ra tại khu vực nông thôn, ngoài đô thị…
Sự thiệt hại về nhân mạng này là vô cùng lớn, không thể chấp nhận. Kéo theo nỗi đau về mất mát nhân mạng là sự suy sụp của nhiều gia đình, của xã hội do mất đi người lao động chính.
Sự thiệt hại về nhân mạng này là vô cùng lớn, không thể chấp nhận. Kéo theo nỗi đau về mất mát nhân mạng là sự suy sụp của nhiều gia đình, của xã hội do mất đi người lao động chính.
Phải hỏi thẳng để tìm ra giải pháp khả thi nhằm hạn chế tai nạn giao thông, số người chết và người bị thương do tai nạn giao thông; để tìm ra ai, cơ quan nào phải chịu trách nhiệm và phải có trách nhiệm giải quyết vấn đề này.
Gắn tình hình an toàn giao thông với trách nhiệm người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị là cách làm phổ biến hiện nay, nhưng theo nhiều chuyên gia về giao thông, “sợi dây” trách nhiệm này ở nhiều nơi còn… rất nhẹ. Khi tai nạn giao thông gia tăng, người đứng đầu “cùng lắm” chỉ bị phê bình. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, nhiều cán bộ cũng rất bức xúc vì thiếu các chế tài đủ mạnh để xử lý vấn nạn này. Những năm gần đây, mức độ chế tài đối với hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ có tăng lên, song vẫn chưa đủ mạnh. Hơn 40% vụ tai nạn giao thông xảy ra có nguyên nhân từ việc người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu bia. Dù cảnh sát giao thông đã được trang bị thiết bị đo nồng độ cồn để xử lý vấn đề này nhưng phạt vài trăm ngàn đồng, thậm chí vài chục triệu đồng và thu bằng lái (tùy trường hợp vi phạm)… liệu đã đủ sức làm các “yên hùng xa lộ” run sợ? Tại sao không cho phép làm mạnh tay như nhiều nước: Tịch thu luôn phương tiện, thậm chí cấm điều khiển phương tiện giao thông trong một thời gian nhất định.
Công tác tuyên truyền cũng không nên đơn giản chỉ là giới thiệu các điều luật hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ. Với những “yên hùng xa lộ” nên giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ bằng cách cho họ thấy hậu quả thảm khốc của các vụ tai nạn. Hiện nay, tại nhiều trụ sở công an đã dán một số ảnh hiện trường tai nạn giao thông, nên chăng định kỳ, tổ chức cho các thanh niên này đến xem. Đây cũng là một trong những giải pháp tuyên truyền về an toàn giao thông rất hiệu quả mà cách đây chưa lâu, một chuyên gia quốc tế về an toàn giao thông đến TPHCM, đã chia sẻ. Với sự tiến bộ cũng như sự phổ biến của điện thoại di động, trong các trường hợp cần thiết, ngành chức năng đã tiến hành nhắn tin cho người dân, tại sao cách làm này không thể được áp dụng để nhắc nhở người dân chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ?
Rà soát và bổ sung các giải pháp hiệu quả hơn nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của ngành chức năng. Đặc biệt là khi đã nhiều năm, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông không đạt kết quả như mong muốn. Không thể chấp nhận cứ mỗi dịp “xuân về, tết đến” tai nạn giao thông lại gia tăng và ngành chức năng lại nêu ra các nguyên nhân như… các năm trước mà chẳng có ai, cơ quan nào phải chịu trách nhiệm.
Gắn tình hình an toàn giao thông với trách nhiệm người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị là cách làm phổ biến hiện nay, nhưng theo nhiều chuyên gia về giao thông, “sợi dây” trách nhiệm này ở nhiều nơi còn… rất nhẹ. Khi tai nạn giao thông gia tăng, người đứng đầu “cùng lắm” chỉ bị phê bình. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, nhiều cán bộ cũng rất bức xúc vì thiếu các chế tài đủ mạnh để xử lý vấn nạn này. Những năm gần đây, mức độ chế tài đối với hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ có tăng lên, song vẫn chưa đủ mạnh. Hơn 40% vụ tai nạn giao thông xảy ra có nguyên nhân từ việc người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu bia. Dù cảnh sát giao thông đã được trang bị thiết bị đo nồng độ cồn để xử lý vấn đề này nhưng phạt vài trăm ngàn đồng, thậm chí vài chục triệu đồng và thu bằng lái (tùy trường hợp vi phạm)… liệu đã đủ sức làm các “yên hùng xa lộ” run sợ? Tại sao không cho phép làm mạnh tay như nhiều nước: Tịch thu luôn phương tiện, thậm chí cấm điều khiển phương tiện giao thông trong một thời gian nhất định.
Công tác tuyên truyền cũng không nên đơn giản chỉ là giới thiệu các điều luật hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ. Với những “yên hùng xa lộ” nên giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ bằng cách cho họ thấy hậu quả thảm khốc của các vụ tai nạn. Hiện nay, tại nhiều trụ sở công an đã dán một số ảnh hiện trường tai nạn giao thông, nên chăng định kỳ, tổ chức cho các thanh niên này đến xem. Đây cũng là một trong những giải pháp tuyên truyền về an toàn giao thông rất hiệu quả mà cách đây chưa lâu, một chuyên gia quốc tế về an toàn giao thông đến TPHCM, đã chia sẻ. Với sự tiến bộ cũng như sự phổ biến của điện thoại di động, trong các trường hợp cần thiết, ngành chức năng đã tiến hành nhắn tin cho người dân, tại sao cách làm này không thể được áp dụng để nhắc nhở người dân chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ?
Rà soát và bổ sung các giải pháp hiệu quả hơn nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của ngành chức năng. Đặc biệt là khi đã nhiều năm, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông không đạt kết quả như mong muốn. Không thể chấp nhận cứ mỗi dịp “xuân về, tết đến” tai nạn giao thông lại gia tăng và ngành chức năng lại nêu ra các nguyên nhân như… các năm trước mà chẳng có ai, cơ quan nào phải chịu trách nhiệm.