“Sói đơn độc” đe dọa an ninh toàn cầu

Sau sự kiện 60 người Canada tham gia các trại huấn luyện khủng bố của lực lượng al-Qaeda ở nước ngoài, Giám đốc Cơ quan Tình báo An ninh Canada (CSIS) Richard Fadden cảnh báo, Al-Qaeda đang tập trung phát triển chiến thuật “sói đơn độc” để tạo bất ngờ trong các cuộc tấn công nhiều hơn, gây khó khăn cho cơ quan an ninh các nước trong việc ngăn chặn khủng bố.
“Sói đơn độc” đe dọa an ninh toàn cầu

Sau sự kiện 60 người Canada tham gia các trại huấn luyện khủng bố của lực lượng al-Qaeda ở nước ngoài, Giám đốc Cơ quan Tình báo An ninh Canada (CSIS) Richard Fadden cảnh báo, Al-Qaeda đang tập trung phát triển chiến thuật “sói đơn độc” để tạo bất ngờ trong các cuộc tấn công nhiều hơn, gây khó khăn cho cơ quan an ninh các nước trong việc ngăn chặn khủng bố.

  • Thách thức an ninh toàn cầu

“Sói đơn độc” là hành động tấn công riêng lẻ của những kẻ khủng bố hoặc phần tử cực đoan không cần đợi lệnh của bất kỳ thủ lĩnh, tổ chức nào. Theo CSIS, ít nhất 45 hoặc 60 người Canada đã tham gia các trại huấn luyện ở Somalia, Afghanistan hoặc Yemen.

Ông Fadden cho biết rất khó phát hiện những kẻ hành động đơn độc bởi chúng không thuộc một mạng lưới lớn có thể thu hút sự chú ý. Hoạt động độc lập khiến hành động khủng bố tăng được tính bất ngờ, khó đoán.

Giám đốc CSIS cũng đặc biệt lo ngại về hậu quả khôn lường đối với cộng đồng quốc tế nói chung và Canada nói riêng khi những kẻ được trang bị kỹ năng khủng bố quay trở về nước hoặc xâm nhập vào các quốc gia khác. Ông Fadden cho biết, CSIS cũng hết sức lưu ý đến xu hướng đang nổi lên, đó là sự gia tăng số lượng phụ nữ tại Canada tham gia thánh chiến của các thế lực cực đoan.

Mùa thu năm ngoái, Al-Qaeda trên bán đảo Ảrập đã cho ra đời tạp chí online chỉ dẫn người đọc tự thực hiện các cuộc tấn công. Theo người đứng đầu CSIS, Mohammed Merah - kẻ thực hiện vụ tấn công một trường học Do thái tại Toulouse (Pháp) tháng 3 vừa qua - là một điển hình của chiến thuật “sói đơn độc”.
 
Anh, Australia và Mỹ cũng bày tỏ sự lo ngại về chiến lược mới của tổ chức khủng bố khét tiếng thế giới. Những nước này yêu cầu Canada phải có trách nhiệm theo dõi sát sao công dân của mình. Hiện CSIS đang giám sát chặt chẽ những kẻ khả nghi trên mạng Internet để có thể tóm gọn những kẻ khủng bố đơn độc trước khi chúng tấn công. Tuy nhiên, ông Fadden cũng khẳng định việc lần theo dấu vết của những người tham gia các trại huấn luyện khủng bố ở nước ngoài là công việc không dễ dàng.

  • Đe dọa Olympic London

Nước Anh cũng đang đau đầu với chiến thuật “sói đơn độc” của Al-Qaeda. Olympic London 2012 thực sự là một thách thức đối với an ninh của xứ sở sương mù. Theo nhà phân tích về an ninh Margaret Gilmore thuộc Viện các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh tại London, “sói đơn độc” chính là một trong những mối đe dọa lớn bên cạnh tấn công mạng, bạo loạn, rối loạn đám đông… “Đảm bảo an toàn cho tất cả, loại bỏ hết rủi ro, nguy hiểm là điều không thể thực hiện. Chỉ có cảnh giác cao độ, không lơ là để giảm thiểu những nguy hiểm một cách tối đa”, chuyên gia Margaret nói.

Để phục vụ cho Olympic London 2012, đội ngũ an ninh hơn 40.000 người được các cơ quan tình báo của Anh đứng đằng sau hỗ trợ sẽ thực hiện việc canh gác các sân vận động, bảo vệ các vận động viên và đảm bảo an toàn, giám sát hàng triệu du khách sẽ đổ về London trong dịp này. Cái bóng của cuộc tấn công khủng bố ga tàu điện ngầm London năm 2005 nhằm cảnh báo khi Anh được đăng cai Olympic 2012, làm 52 người thiệt mạng, hiện đang đe dọa sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh tại London.

Lực lượng an ninh Anh diễn tập chuẩn bị cho Olympic London tại sông Thames.

Lực lượng an ninh Anh diễn tập chuẩn bị cho Olympic London tại sông Thames.

Trong khi đó, theo bản dự thảo thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược sau năm 2014 mà các quan chức Mỹ và Afghanistan đạt được ngày 22-4, Mỹ cam kết sẽ hỗ trợ quân sự và tài chính cho Afghanistan trong ít nhất một thập kỷ kể từ năm 2014 - thời điểm các lực lượng nước ngoài rút quân khỏi quốc gia Nam Á này. Đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ hết sức quan ngại với mạng lưới Al-Qaeda cũng như các cuộc tấn công mà các tay súng cực đoan tiến hành từ Pakistan, láng giềng của Afghanistan.

Andrew Exum, chuyên gia cấp cao của Trung tâm An ninh nước Mỹ mới có trụ sở tại Washington cho rằng, sự thỏa thuận giữa Mỹ và Afghanistan nếu được thực hiện có thể sẽ giúp giảm thiểu các cuộc tấn công của Al-Qaeda và các cuộc xung đột giữa những sắc tộc tại Afghanistan, giúp an ninh trong khu vực trở nên ổn định.

Đỗ Văn (Tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục