“Sốt ruột”?

Chuyến đi tìm hiểu thị trường của hơn 100 giám đốc điều hành từ các công ty lớn nhất của Pháp đến Iran từ ngày 2 đến 5-2 được xem là một trong những tín hiệu vui đối với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Hãng tin Far News của Iran ngày 8-2 nhận định “hy vọng sự kiện này sẽ mở ra một giai đoạn mới cho mối quan hệ kinh tế và thương mại được mở rộng và đào sâu hơn giữa Iran và Pháp”. Còn Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovivi tuyên bố chuyến thăm Tehran của hơn 100 doanh nghiệp Pháp trong các lĩnh vực dầu khí và ô tô là một “canh bạc” cho tương lai bình thường hóa quan hệ với Iran, nơi có thể mang lại “nhiều cơ hội thương mại lớn lao cho nước Pháp” một khi lệnh cấm vận được nới lỏng.

Chuyến đi tìm hiểu thị trường của hơn 100 giám đốc điều hành từ các công ty lớn nhất của Pháp đến Iran từ ngày 2 đến 5-2 được xem là một trong những tín hiệu vui đối với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Hãng tin Far News của Iran ngày 8-2 nhận định “hy vọng sự kiện này sẽ mở ra một giai đoạn mới cho mối quan hệ kinh tế và thương mại được mở rộng và đào sâu hơn giữa Iran và Pháp”. Còn Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovivi tuyên bố chuyến thăm Tehran của hơn 100 doanh nghiệp Pháp trong các lĩnh vực dầu khí và ô tô là một “canh bạc” cho tương lai bình thường hóa quan hệ với Iran, nơi có thể mang lại “nhiều cơ hội thương mại lớn lao cho nước Pháp” một khi lệnh cấm vận được nới lỏng.

Những động thái của Pháp và của bản thân Iran khiến Mỹ hơi “ghen tỵ”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 5-2 đã gọi điện cho Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nói rằng chuyến thăm không giúp ích cho việc Mỹ gửi thông điệp đến cho Iran hiểu rằng cấm vận được nới lỏng chứ không phải được dỡ bỏ và rằng “đó không phải là một phi vụ thông thường”. Ông cũng lên tiếng cảnh báo giới lãnh đạo Pháp rằng các công ty của nước này vừa sang thăm Iran sẽ bị trừng phạt nếu họ vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ. Washington cũng nhấn mạnh rằng các công ty của phương Tây không nên xem Iran là “thị trường mở cho doanh nghiệp”.

Mỹ có nhiều lý do để “hờn mát” Pháp. Trước đây trong phi vụ Libya, trong khi Mỹ cũng hỗ trợ kinh tài cho chiến dịch không kích lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi, nhưng Pháp đã đi đêm trước với Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libya (tổ chức lãnh đạo các lực lượng nổi dậy ở Libya nhằm lật đổ Gaddafi) để được 35% dầu mỏ của Libya. Và trong phi vụ Iran, trong khi Mỹ còn đang dùng nước cờ đàm phán để dỡ bỏ cấm vận Iran mà chiêu thức thường dùng là cây gậy và củ cà rốt, đồng thời các doanh nghiệp Mỹ đang rất nóng ruột mà chưa được bật đèn xanh, thì 100 doanh nghiệp Pháp đã ngang nhiên đi trước.

Sở dĩ các cường quốc nóng ruột trước cơ hội làm ăn với Iran là vì chính Iran đã chủ động đưa ra các cơ hội quá hấp dẫn. Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cuối tháng 1 ở Davos (Thụy Sĩ), Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh đã tổ chức một cuộc họp nhằm khái quát tình hình của Iran sau thỏa thuận lịch sử đạt được với các cường quốc thế giới vào tháng 11-2013 và liệt kê danh sách các công ty dầu mỏ lớn trên thế giới mà nước này mong muốn hợp tác với kế hoạch thu hút 70 tỷ USD đầu tư vào ngành công nghiệp dầu khí.

Rõ ràng động thái của Iran khiến các doanh nghiệp của các cường quốc không thể ngồi yên và họ đã “đạp ga” cho xe vượt lên trước. Không chỉ dầu mỏ, mà theo sau các công ty khai thác dầu khí là các công ty vận tải dầu khí, rồi công ty bảo hiểm vận tải sẽ hốt bạc. Thị trường tiêu thụ ô tô của Iran cũng được đánh giá hết sức hấp dẫn trong bối cảnh các ngành công nghiệp ô tô Mỹ, Nhật và châu Âu đều đình đốn. Theo dự báo của các quan chức Mỹ nếu dỡ bỏ cấm vận xuất khẩu ô tô sang Iran thì các nhà sản xuất ô tô có thể thu lại 500 triệu USD trong vòng 6 tháng. Trong khi nhà sản xuất Peugeot của Pháp vào năm 2011 xuất sang Iran 457.900 chiếc nhưng đã bị giảm 68% do lệnh cấm vận, khiến công ty mất trung bình mỗi tháng 10 triệu EUR.

HẠNH CHI

Tin cùng chuyên mục