Sức mạnh từ R&D

"Quan sát xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp Nhật Bản gần 50 năm qua, chưa bao giờ tôi thấy lo lắng như lúc này. Nhiều tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản từng thống trị thị trường toàn cầu nay phải lùi bước trước các đối thủ cạnh tranh đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc". Đó là chia sẻ của ông Shinji Fukukawa, cựu Phó Chủ tịch Bộ Công nghiệp, thương mại, kinh tế Nhật Bản tại bài báo có tựa đề “Sáng tạo là chìa khóa sống sót” trên Japan Times.

"Quan sát xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp Nhật Bản gần 50 năm qua, chưa bao giờ tôi thấy lo lắng như lúc này. Nhiều tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản từng thống trị thị trường toàn cầu nay phải lùi bước trước các đối thủ cạnh tranh đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc". Đó là chia sẻ của ông Shinji Fukukawa, cựu Phó Chủ tịch Bộ Công nghiệp, thương mại, kinh tế Nhật Bản tại bài báo có tựa đề “Sáng tạo là chìa khóa sống sót” trên Japan Times.

Theo ông Shinji Fukukawa, một số chuyên gia tài chính đổ lỗi sự tụt bước của Nhật Bản trong cuộc đua các ngành công nghiệp là do đồng yên tăng giá, dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản giảm. Hậu quả là kéo theo suy giảm đà tăng trưởng. Số khác đổ lỗi cho tình trạng giảm phát kéo dài. Thực tế, Trung Quốc đang là quốc gia sản xuất các thiết bị di động, tivi, máy tính cá nhân, thép hàng đầu. Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc vươn lên vị trí dẫn đầu thị trường di động toàn cầu quý 3 vừa qua.

Thật ra, tăng trưởng của các ngành công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư phát triển công nghệ kỹ thuật mới, tạo ra những sản phẩm có tính năng vượt trội, cạnh tranh. Tiếc là những công ty Nhật Bản vốn nổi tiếng đi đầu với  việc ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển (R&D) lại tỏ ra chậm chân trong giai đoạn vừa qua so với các đối thủ của mình. Năm 2000, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu với nhiều sáng chế được đăng ký nhất: 462.000 sáng chế, Mỹ đứng nhì với 418.000 sáng chế. Năm 2005, con số này là 530.000 nhưng tụt xuống 460.000 năm 2010. Trung Quốc trong 5 năm đã vươn lên từ 98.000 lên 307.000 năm 2010.

Theo báo cáo từ Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển, chi tiêu cho R&D của Nhật Bản năm 2010 là 198 tỷ USD, chỉ tăng 4,9% so với  mức 189 tỷ USD của năm 2000. Trong cùng giai đoạn, Trung Quốc tăng gần 8 lần, từ 14 tỷ USD lên 113 tỷ USD; Hàn Quốc tăng hơn 3 lần, từ 13 tỷ USD lên 41 tỷ USD. Mỹ, quốc gia đi đầu trong R&D cũng tăng 50% chi phí này, từ 268 tỷ USD lên 402 tỷ USD. Nếu chi phí đầu tư cho R&D của Nhật Bản năm 2010 chiếm 3,57% GDP thì Hàn Quốc nhỉnh hơn với 3,74%. Đã đến lúc người Nhật xem xét lại suy nghĩ công nghệ Hàn Quốc chỉ là sự sao chép từ Nhật Bản.

Bảng xếp hạng của Viện Quốc tế về phát triển quản lý đặt tại Thụy Sĩ cho thấy Nhật Bản đã đánh mất vị trí dẫn đầu về năng lực cạnh tranh quốc tế có từ những năm 1990 xuống vị trí thứ 27 hiện nay. Tuy vậy, theo ông Shinji Fukukawa, còn quá sớm để đầu hàng. Các công ty và trung tâm nghiên cứu Nhật Bản vẫn còn nhiều điều kiện để tái tăng cường sức mạnh R&D của mình dựa trên việc nghiên cứu cơ bản và trao đổi thành tựu nghiên cứu với các quốc gia khác.

Ông Shinji Fukukawa đề cập đến việc đảng Dân chủ tự do (LDP) quay lại cầm quyền đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ. Theo ông, bấy nhiêu chưa đủ để phục hồi kinh tế. Chỉ bằng cách chi tiền cho R&D, tăng cường cải cách cấu trúc và thiết lập lại nguồn lực sáng tạo, tạo môi trường nghiên cứu tốt hơn mới kéo Nhật Bản quay trở lại nhịp tăng trưởng của các nước.

Như Quỳnh

Tin cùng chuyên mục