Ngày 19-1, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các đơn vị liên quan hoàn thiện hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC).
Thủ tướng: Lo tết cho dân, không để khan, thiếu hàng hóa; Thông xe cầu Phước Lộc, huyện Nhà Bè sau 8 năm thi công; 162 học sinh THCS tham gia Hội thi “Văn hay chữ tốt” lần thứ 21, năm học 2020-2021; Tài xế chở BN 1.440 âm tính lần 2 với SARS-CoV-2; Thông xe cầu Thăng Long sau 5 tháng sửa chữa mặt cầu; Vắng 3 bị cáo, hoãn phiên toà xét xử ông Vũ Huy Hoàng… là những nội dung đáng chú ý có trong Điểm tin SGGP Online ngày 7-1-2021.
Bộ GTVT vừa đề nghị Bộ Công an và UBND tỉnh Khánh Hòa xử lý tình trạng mất an ninh trật tự tại trạm thu phí Ninh Xuân, dự án xây dựng mới đoạn qua thị xã Ninh Hòa, cải tạo nâng cấp một số đoạn tuyến QL26 qua tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk theo hình thức hợp đồng BOT.
Trong hai ngày đầu tiên triển khai, hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC) trên toàn quốc được vận hành khá tốt, cơ bản không xảy ra lỗi kỹ thuật làm gián đoạn thu phí hoặc ảnh hưởng đến giao thông. Hiện các đơn vị vẫn đang triển khai rộng rãi dán thẻ cho phương tiện, tổ chức dán thẻ tại các cơ quan bộ ngành, doanh nghiệp, các trạm thu phí…
Hệ thống thu phí tự động không dừng ePass vừa được Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC), thành viên của Tập đoàn Viettel, phối hợp các nhà đầu tư BOT triển khai dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục Đường bộ, Bộ GTVT.
Việc triển khai giải pháp ePass sẽ được Viettel thực hiện ngay trong năm 2020. Sử dụng hệ thống thu phí không dừng ePass sẽ tiết kiệm thời gian khoảng 60 lần so với cách soát vé thủ công. Người tham gia giao thông được trải nghiệm toàn bộ nền tảng số hệ thống thu phí đường bộ không dừng do Viettel cung cấp.
Nhiều chủ xe bày tỏ chưa sẵn sàng dán thẻ với những băn khoăn như: thẻ thu phí giao thông đã liên thông với thẻ ngân hàng hay chưa, dán thẻ Etag và mở tài khoản ở đâu, có thuận tiện không, chi phí ra sao?
Các ngân hàng “quay lưng” với dự án BOT giao thông khi tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh là lý do từ năm 2016 đến nay không có thêm dự án BOT giao thông nào được triển khai.
Ngày 25-11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý bất cập ở các dự án BOT giao thông, trong đó có việc thu phí không dừng.
Nhà đầu tư của nhiều dự án BOT đang cận kề nguy cơ phá sản, hệ lụy của nó là nợ xấu ngân hàng gia tăng. Thực trạng này đang đòi hỏi các cơ quan quản lý phải khẩn trương tìm giải pháp tháo gỡ. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào cứu được doanh nghiệp, cứu được ngân hàng mà không đẩy gánh nặng lên vai người dân và doanh nghiệp vận tải.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị liên quan chuẩn bị dừng thu phí tại các trạm thu phí thuộc dự án cải tạo, nâng cấp QL1K đoạn Km2+487 - Km12+971 trên địa phận tỉnh Đồng Nai - Bình Dương - TP Hồ Chí Minh theo hình thức hợp đồng BOT từ 15 giờ ngày 31-10-2020.
LTS: Trong khi các doanh nghiệp vận tải và người dân không ngừng than phiền vì bị trạm thu phí BOT bủa vây khiến chi phí vận tải bị đẩy lên cao thì các doanh nghiệp đầu tư BOT cũng liên tục kêu khó vì doanh thu sụt giảm và đối diện nguy cơ phá sản. Bài toán BOT cần một cái nhìn thực sự công bằng để có hướng giải quyết đảm bảo hài hòa quyền lợi của các bên liên quan.
Phương án đầu tư hệ thống đường sắt tốc độ cao tuyến Bắc – Nam chưa được trình, BOT còn nhiều vướng mắc, thu phí tự động không dừng quá chậm... là những vấn đề được Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nêu rõ và yêu cầu có giải pháp dứt điểm.