Tái cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: Sản xuất công nghiệp - Chú trọng tăng trưởng chiều sâu

Từ một nền kinh tế với năng lực sản xuất công nghiệp (SXCN) sử dụng công nghệ, hàm lượng chất xám thấp, quy mô nhỏ, chỉ sau 5 năm cải tổ, đến nay TPHCM trở thành đầu tàu kinh tế. So với cả nước, SXCN TPHCM chiếm khoảng 30% và gần 50% vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với mức tăng trưởng luôn cao nhất nước.
Tái cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: Sản xuất công nghiệp - Chú trọng tăng trưởng chiều sâu

Từ một nền kinh tế với năng lực sản xuất công nghiệp (SXCN) sử dụng công nghệ, hàm lượng chất xám thấp, quy mô nhỏ, chỉ sau 5 năm cải tổ, đến nay TPHCM trở thành đầu tàu kinh tế. So với cả nước, SXCN TPHCM chiếm khoảng 30% và gần 50% vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với mức tăng trưởng luôn cao nhất nước.

  • Tăng “tinh”, giảm “thô”

Theo đánh giá của Sở Công thương TPHCM, trong giai đoạn từ năm 2001-2005, cơ cấu kinh tế trên địa bàn đã có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành SXCN, từ 38,8% lên đến 48,2% với tốc độ phát triển bình quân đạt 13,2%/năm. Hàng năm có khoảng 1.690 cơ sở SXCN được cấp phép hoạt động, giải quyết việc làm cho khoảng hơn 1 triệu lao động. Tuy nhiên, SXCN giai đoạn này của TP cũng còn những tồn tại, sự chuyển dịch diễn ra chậm, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển.

Đóng tàu xuất khẩu tại Công ty Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn. Ảnh: Thanh Tâm

Đóng tàu xuất khẩu tại Công ty Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn. Ảnh: Thanh Tâm

Nhận thức rõ những yếu kém nội tại, gần đây ngành công thương TPHCM triển khai thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp - phát triển công nghiệp hiệu quả cao, theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp trọng yếu, có hàm lượng chất xám công nghệ kỹ thuật cao, giá trị gia tăng trong sản phẩm cao và công nghiệp sạch như: cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất, chế biến tinh lương thực thực phẩm.

Song song đó, giảm dần tỷ trọng các ngành sử dụng nhiều tài nguyên và thâm dụng lao động giản đơn, chuyển dịch các ngành này về địa phương có lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động phổ thông. Từ đó, SXCN TPHCM được đẩy mạnh đầu tư phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đồng thời sắp xếp lại các cơ sở sản xuất để giảm thiểu tác động đến môi trường. Nhờ đó, giá trị SXCN giai đoạn này tăng 1,85 lần so với trước. Từ năm 2009 đến nay, tốc độ tăng trưởng SXCN TPHCM luôn cao hơn so với cả nước. Đơn cử, tăng trưởng SXCN năm 2009 là 8,3%, trong khi cả nước là 7,6%; năm 2010 là 14,2% (cả nước 14%).

Đối với 4 ngành trọng yếu gồm công nghiệp cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất - hóa dược - nhựa - cao su, chế biến lương thực thực phẩm tăng tỷ trọng: năm 2005 chiếm 55,4%, đến năm 2009 và năm 2010 đã là 59,4%.

Theo Giám đốc Sở Công thương TPHCM Nguyễn Văn Lai, để có được kết quả trên, TP đã triển khai hàng loạt biện pháp, trong đó hàng năm dành một khoản ngân sách để hỗ trợ các hoạt động đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp. Đồng thời ban hành các chương trình hỗ trợ bù 50% hoặc 100% lãi vay; chương trình kích cầu, hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng nghiên cứu khoa học công nghệ.

  • Tăng trưởng đúng hướng

Qua 5 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, 4 ngành trọng yếu đã có 24.345 DN thành lập; tăng 2,3 lần so với giai đoạn 2001-2005 và chiếm 45,5% trong tổng số các doanh nghiệp sản xuất mới thành lập của TPHCM.

Trong 4 ngành trên, công nghiệp cơ khí phát triển nhanh, đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là cơ khí chế tạo. Nhiều công nghệ, trang thiết bị thế hệ mới như: hệ thống thiết bị chế tạo, gia công cơ khí tự động CNC, NC... kết hợp với các phần mềm điều khiển, thiết kế, tính toán kết cấu (PLC, Simetic, SAP...) đã được các doanh nghiệp ngành cơ khí ứng dụng trong sản xuất, chế tạo máy.

Ngành cơ khí là một trong những ngành chủ lực của nền kinh tế. Ảnh: THANH TÂM

Ngành cơ khí là một trong những ngành chủ lực của nền kinh tế. Ảnh: THANH TÂM

Trong lĩnh vực cơ khí khuôn mẫu, các công nghệ đúc mẫu chảy, đúc với công nghệ làm bằng nhựa Furan (sản phẩm từ công nghiệp hóa dầu) là những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay cũng đã được đưa vào ứng dụng trong ngành cơ khí khuôn mẫu của TP. Ngành cơ khí chế tạo của TP còn thu hút được các dự án đầu tư vào các lĩnh vực chế tạo cơ khí siêu trường, siêu trọng, như: dự án chế tạo cầu cẩu nổi sức nâng 1.000 tấn tại cảng Lotus, đầu tư khu liên hợp chế tạo cơ khí tại Đa Phước.

Đối với ngành công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin có mức doanh thu hàng năm chiếm 40% doanh thu của cả nước, thu hút được nhiều dự án của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới như Intell, Nidec... đầu tư các dự án sử dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử. “Thời gian gần đây, ngành điện tử đã có những bước phát triển rõ nét và đúng hướng, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, kỹ thuật cao có lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu cao”, ông Ngô Văn Vị, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đánh giá.

LẠC PHONG

Đến thời điểm hiện nay, các ngành công nghệ kỹ thuật cao bắt đầu tăng trưởng mạnh với công nghiệp phần mềm đạt doanh số 29.000 tỷ đồng (năm 2008) vượt lên 37.000 tỷ đồng (năm 2009), trong đó doanh số xuất khẩu trên 1.800 tỷ đồng. Bước qua năm 2010, doanh số phần mềm của TP đạt khoảng 67.000 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu gần 100% (tăng 2,5 lần so cùng kỳ).

Ngoài ra, TP đã ký kết hợp tác phát triển kinh tế với 33 tỉnh, thành trong cả nước, phối hợp giải quyết việc làm cho phần lớn lao động tại chỗ, hạn chế di dân vào TP. Tính đến nay, có khoảng 520 doanh nghiệp triển khai 554 dự án tại các tỉnh với tổng vốn đầu tư 64.302 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục