Đây là chương trình đặc sắc nhất trong khuôn khổ Festival Huế - 2008. Từ lúc 20 giờ kéo dài đến 21 giờ 30 tối ngày 6-6, tại địa danh lịch sử núi Bân sau 220 năm “ngủ quên” kể từ ngày Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung vào năm 1778, hơn 1.000 nghệ sĩ, diễn viên dưới sự chỉ đạo của Tổng đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng đã tái hiện ký ức hào hùng, dũng mãnh, ý chí sắt đá của đoàn quân bách chiến, bách thắng cùng người chủ tướng làm lễ lên ngôi, tiến quân thần tốc ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, bảo vệ bờ cõi non sông gấm vóc Việt Nam...
Địa danh lịch sử núi Bân bừng sáng
20 giờ, dưới ánh đèn điện lung linh, tiếng trống trận dồn dập, Nguyễn Huệ uy nghi ngồi trên thớt voi đầu tiên, theo sau là nữ tướng Bùi Thị Xuân cùng ba quân tướng sĩ áo vải tay mang gươm đao rầm rập tiến vào sân khấu hành lễ tại núi Bân, phường An Tây, TP Huế.
![]() |
Màn trình diễn võ Tây Sơn tái hiện đăng quang Hoàng đế Quang Trung. |
Lễ hội Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế được xây dựng dựa trên tư liệu lịch sử: Năm 1778, nghe tin 29 vạn quân Thanh xâm lược nước ta, đánh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ khẩn cấp hội bàn với các tướng sĩ và quyết định lên ngôi Hoàng đế để quy tụ lòng dân. Ngọn núi Bân cao ngất trời lập tức được san lấp làm đàn tế cáo trời đất khi Nguyễn Huệ lên ngôi, điều binh thần tốc ra trận tuyến đánh giặc. Vì vậy, từ khí cụ đến đạo cụ, trang phục mà diễn viên sử dụng tại lễ hội đều mang đậm chất thời Tây Sơn thông qua chuyến đi thực tế dài hơn 3 tháng tại Thừa Thiên - Huế và Bình Định của những người thực hiện chương trình.
Núi Bân được chia làm 3 tầng gắn liền với 3 phần của lễ hội là nghi lễ tế cáo trời đất, lễ đăng quang và lễ xuất quân của Hoàng đế Quang Trung.
Nghệ thuật Nguyễn Huệ lên ngôi được đẩy lên cao nhất sau những tiếng nổ vang trời của loạt đại bác. Dàn nhạc với điệu múa cờ nổi nên kết thúc màn múa lân, các nghệ sĩ, diễn viên bắt đầu biểu diễn 7 tiết mục nghệ thuật múa quạt, múa kiếm của nữ binh Tây Sơn, múa cồng chiêng Tây Nguyên, hợp luyện võ Bình Định, múa khiêng Tây Nguyên, đội hình múa binh và màn đồng diễn võ thuật hỏa vân côn. Những đường quyền mà các võ sinh, đặc biệt các võ sinh đến từ đất võ Bình Định thể hiện được tương trợ bởi tiếng hô vang của hơn 1.000 quân binh áo vải tay mang binh khí và tiếng trống liên hồi phát ra từ 28 quả trống trận dẫn dắt âm vang lễ hội làm sống dậy nét đẹp hào hùng, dũng mãnh của cả dân tộc quyết tâm bảo vệ đất nước cùng Hoàng đế Quang Trung.
Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Đình Dũng, Phó Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế đóng vai Quang Trung, đứng dậy, dõng dạc đọc lời hịch: “Đánh để cho tóc dài. Đánh để cho đen răng. Đánh cho chúng trích luôn bất phạt, kiếm giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. Dứt lời, nhà vua tuốt gươm khỏi vỏ, giơ cao lên trời thể hiện ý chí quyết tâm chiến thắng giặc xâm lăng, bảo vệ bờ cõi non sông Việt Nam. Ba quân mang theo thuyền, binh khí cùng vua Quang Trung rùng rình hành quân ra trận tuyến.
Lễ hội của cộng đồng
Tổng đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng, cho biết: Nghệ thuật Nguyễn Huệ lên ngôi là lễ hội biểu thị lòng tự hào bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, lễ hội được xem là điểm nhấn trong toàn bộ chương trình nghệ thuật diễn ra tại Festival Huế 2008 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”. Lễ hội thu hút 1.000 người tham gia biểu diễn, trong đó quá 90% là quần chúng nhưng đó là một thành công vì lễ hội là một sự kiện mang tính chất cộng đồng liên quan đến một bộ phận dân cư, vùng miền, người biểu diễn và người xem gần như hòa cùng để phát huy được hết thảy chất “máu lửa” khi họ là chủ thể. Qua đó, tính giáo dục lòng tự hào dân tộc mới được phát huy nhân rộng.
![]() |
Màn trình diễn múa quạt tại lễ tái hiện đăng quang Hoàng đế Quang Trung. |
Theo ghi nhận của chúng tôi, trước khi diễn ra lễ hội tái hiện đăng quang Hoàng đế Quang Trung vào lúc 15 giờ ngày 6-6, thời tiết tại Huế đột ngột có mưa khiến nhiều người lo lắng mưa sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng nghệ thuật của lễ hội. Tuy nhiên, 18 giờ đến 19 giờ trời tạnh mưa tạo không khí diễn ra lễ hội thêm phần mát mẻ và 2 vạn người dân và du khách trong và ngoài nước từ trung tâm TP Huế theo QL 49 đổ về tham dự. Đa phần khán giả không được trực tiếp vào khu vực diễn ra lễ hội vì lễ hội được tổ chức tại khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ – Quang Trung đang trong giai đoạn thi công. Nhưng qua 2 màn hình khổ lớn đặt ngay tại khu vực cấm, mọi người vẫn thưởng thức và cảm nhận được hết thảy không khí diễn ra lễ hội.
VŨ VĂN THẮNG
Nhiều chương trình phải tạm hoãn do mưa NG.HÙNG |
Các tin, bài viết khác
-
Tìm “giờ vàng” cho sân khấu truyền hình
-
Giữ bản sắc bằng... bản sắc
-
Trao tặng bộ sách 20 tựa cho gia đình nhà văn Sơn Nam
-
Dàn người đẹp Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam hội ngộ
-
Thủy Tiên, Jack, MCK, Dế Choắt, Binz… được vinh danh tại WeChoice Awards 2020
-
Văn minh khi yêu - ghét
-
Hoa hậu Tiểu Vy và Đỗ Hà lần đầu đọ nhan sắc
-
Nhạc sĩ Trần Tiến hát “Không gục ngã” sau tin đồn qua đời vì bạo bệnh
-
Phong phú, đặc sắc Lễ hội Tết Việt 2021 tại TPHCM
-
Tái hiện thương cảng Hội An xưa trên sông Hoài