![]() |
Theo phóng viên TTXVN tại Niu Y-óoc, các nhà khoa học trường Đại học Mắc-gin Môn-tran (Ca-na-đa) và Xan-ta Cru Ca-li-pho-ni-a (Mỹ) đã tạo lại thành công bộ gien của một sinh vật cổ xưa đã bị tuyệt chủng được coi là tổ tiên của các loài động vật có vú. Sinh vật này sống ở các khu rừng châu Á hơn 70 triệu năm trước.
Bộ gien này được lưu giữ trong tất cả các tế bào của động vật có vú cổ xưa và chứa đựng các lệnh quy định phương thức phát triển tất cả các cơ quan của cơ thể. Ông M. Blăng-sét, giáo sư Trường đại học Mắc-gin Môn-tra cho rằng bộ gien được tái tạo giúp hiểu rõ thêm bộ gien hiện nay của con người và cách thức tiến hóa từ động vật có vú cổ xưa thành động vật có vú hiện đại cũng như vai trò của gien trong việc định hướng phát triển mỗi loài. Những biến đổi ở khu vực nào đó trong bộ gien này đã chuyển hóa thành mã tiến hóa hoặc thành loài người, hoặc thành cá voi hay các loài có vú khác trong thế giới động vật có vú phong phú hiện nay trên Trái Đất.
Các nhà khoa học hai trường đại học Mỹ và Ca-na-đa đã đối chiếu với các chuỗi ADN của 19 loài động vật có vú đang sinh sống trên Trái Đất và xác định được các đoạn ADN từ động vật có vú cổ xưa tồn tại trong bộ gien của tất cả các loài động vật có vú hiện nay, kể cả loài người./.
V.Q (Theo TTXVN)
Các tin, bài viết khác
-
Không thể đứng ngoài
-
Kinh tế thế giới nhiều triển vọng
-
Nga-Mỹ gia hạn Hiệp ước START mới
-
Đóng góp cho quỹ hòa bình chỉ đạt 439 triệu USD
-
Bảo hiểm nhân thọ thận trọng với bệnh nhân mắc Covid-19
-
Hàn Quốc tăng đầu tư cho nghiên cứu, giám sát không gian
-
EU chi 2,9 tỷ EUR trợ cấp ngành sản xuất pin xe điện
-
Philippines hủy thỏa thuận xây sân bay với công ty Trung Quốc
-
Ấn Độ: Bùng phát cúm gia cầm
-
Robot sứa biển bảo vệ rạn san hô