Tăng cường kiểm tra công tác chuyển giao chất thải y tế

Rác thải bệnh viện đang là vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương, ngay cả ở các bệnh viện tuyến tỉnh. Thực tế cho thấy lượng chất thải bệnh viện so với tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động khác như sinh hoạt hay sản xuất công nghiệp là không lớn nhưng chúng lại chứa các chất độc hại và nguy hiểm, đặc biệt là rác thải, nước thải từ khâu điều trị bệnh, phóng xạ. Nếu những chất thải này không được xử lý một cách khoa học sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Rác thải bệnh viện đang là vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương, ngay cả ở các bệnh viện tuyến tỉnh. Thực tế cho thấy lượng chất thải bệnh viện so với tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động khác như sinh hoạt hay sản xuất công nghiệp là không lớn nhưng chúng lại chứa các chất độc hại và nguy hiểm, đặc biệt là rác thải, nước thải từ khâu điều trị bệnh, phóng xạ. Nếu những chất thải này không được xử lý một cách khoa học sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Theo một số ý kiến, xử lý rác thải y tế đã trở thành một vấn đề trọng yếu trong bảo vệ môi trường đảm bảo sức khỏe con người. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất vẫn là thiếu kinh phí đầu tư đồng bộ. Hiện nay, ngoại trừ các bệnh viện lớn tại TPHCM, Hà Nội có hệ thống lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn y tế. Còn lại hầu hết phòng khám đa khoa, phòng khám tư nhân, chất thải y tế thường bị trộn lẫn vào chất thải sinh hoạt và được xử lý bằng biện pháp chôn lấp. Theo thạc sĩ Chu Vân Hải, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TPHCM, phương pháp chôn lấp là phương pháp dễ làm, ít tốn kém cho đối tượng xả thải nhưng ngược lại tiêu tốn nhiều chi phí ngân sách để giảm thiểu ô nhiễm phát sinh từ hoạt động chôn lấp rác thải.

Trên thực tế, một bãi chôn lấp chất thải bình thường cũng chiếm 10-15ha trong khi đó diện tích đất sử dụng cho các mục đích khác lại rất hạn chế. Không dừng lại ở đó, đối với các bãi chôn lấp còn phải có các công trình như cần cân, phân loại và xử lý rác độc hại, đầm đèn, che đậy khoan trung gian, hệ thống thoát nước mưa riêng và phủ đất các ô đạt độ cao. Để giảm mùi hôi còn phải có hàng rào cách ly và sử dụng các chế phẩm vi sinh… Những yêu cầu này đòi hỏi kinh phí rất nhiều. Cũng theo thạc sĩ Chu Vân Hải, để giảm thiểu ô nhiễm phát sinh từ rác thải y tế, cần thiết phải buộc chủ nguồn thải thực hiện phân loại chất thải và chuyển giao đúng quy trình. Trường hợp vi phạm phải bị phạt nặng, thậm chí bị buộc ngưng hoạt động. Có như vậy mới giảm thiểu nguy cơ phát tán ô nhiễm, gây nguy hại sức khỏe cộng đồng.

HẢI MINH

Tin cùng chuyên mục