Tăng cường sử dụng nguyên phụ liệu dệt may trong nước

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 4 tháng đầu năm 2016 đạt trên 8,1 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ; trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt trên 6,8 tỷ USD, tăng 6,95%; xơ sợi đạt 824 triệu USD, tăng 2,87%; nguyên phụ liệu đạt 273 triệu USD, tăng 4,14%; vải không dệt đạt 145 triệu USD, giảm 3,97%. Các nước trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chiếm 65% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; trong đó, Mỹ chiếm 48%, Nhật Bản chiếm khoảng 12%. Còn lại thị trường EU chiếm 15% và Hàn Quốc chiếm gần 10%.
Tăng cường sử dụng nguyên phụ liệu dệt may trong nước

(SGGP).- Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 4 tháng đầu năm 2016 đạt trên 8,1 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ; trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt trên 6,8 tỷ USD, tăng 6,95%; xơ sợi đạt 824 triệu USD, tăng 2,87%; nguyên phụ liệu đạt 273 triệu USD, tăng 4,14%; vải không dệt đạt 145 triệu USD, giảm 3,97%. Các nước trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chiếm 65% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; trong đó, Mỹ chiếm 48%, Nhật Bản chiếm khoảng 12%. Còn lại thị trường EU chiếm 15% và Hàn Quốc chiếm gần 10%.

Tăng cường sử dụng nguyên phụ liệu dệt may trong nước ảnh 1

Nhiều doanh nghiệp may mặc vẫn phải nhập khẩu vải để sản xuất hàng xuất khẩu

Đại diện Vitas cho biết, mặc dù số lượng nguyên phụ liệu dệt may trong nước xuất khẩu đạt hàng tỷ USD mỗi năm, nhưng hiện nay nhiều doanh nghiệp may mặc trong nước vẫn phải nhập khẩu vải để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Nguyên nhân do sự kết nối, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước còn yếu, dẫn đến nơi thừa nơi thiếu. Để khắc phục bất cập này, Vitas khuyến nghị, các doanh nghiệp may và sản xuất phụ liệu cần tăng cường gặp gỡ và dùng thử sản phẩm của nhau. Đồng thời, tiến tới hợp tác, liên kết sở hữu cổ phần của nhau; tạo được sự tin tưởng và có những thỏa thuận về giảm giá, mua lại phần nguyên phụ liệu sử dụng không hết. Đối với doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu, cần chú trọng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, số lượng, giá cả cạnh tranh, thời gian giao hàng... Về lâu dài, các doanh nghiệp dệt may cần từng bước chuyển dần từ gia công sang hình thức FOB (tự chủ nguyên phụ liệu), ODM (tự thiết kế, sản xuất), OBM (làm tất cả các khâu sản xuất ra thành phẩm và tự phân phối) và hạn chế việc xuất khẩu qua khâu trung gian. Qua đó, tạo đột phá để tăng năng suất và đảm bảo quy tắc xuất xứ từ xơ sợi trở đi phù hợp quy định của TPP và từ vải trở đi theo quy định của FTA Việt Nam - EU; phát triển mạnh nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Lạc Phong

Tin cùng chuyên mục