Tạo động lực để viên chức phấn đấu, cống hiến

Từ ngày 1-7-2020, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 bắt đầu có hiệu lực. 

Trước đây, theo Luật Viên chức 2010, viên chức sau khi đã thực hiện xong hợp đồng xác định thời hạn, khi tiếp tục hợp đồng sẽ được ký hợp đồng không xác định thời hạn, gọi là biên chế suốt đời. Từ nay, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với 3 trường hợp: viên chức được tuyển dụng trước ngày 1-7-2020; cán bộ, công chức chuyển thành viên chức; người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 

Ngoài ra, công chức có sự thay đổi lớn, đó là lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp không còn là công chức mà trở thành viên chức. Những quy định mới này sẽ giúp viên chức không ngừng đổi mới, sáng tạo, tránh tâm lý trì trệ trong công việc kiểu “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh, tạo động lực để viên chức phấn đấu nâng cao trình độ. 

Nhiều năm qua, có một thực tế là ở nhiều nơi, nhiều cấp có tình trạng “chạy” suất viên chức, nhận lương lấy lệ. Vì sao có tình trạng như vậy? Bởi vì chỉ cần vào viên chức nhà nước là mặc định sự yên tâm, cứ đến tháng lại nhận lương đều đều, đến tuổi về hưu, không cần lo sáng tạo hay học tập nâng cao trình độ. Gần đây, trong lúc vật giá ngày càng đắt đỏ, 1 tháng chỉ có vài triệu đồng thì rõ ràng viên chức khó sống bằng lương. Hầu hết mọi người sẽ chân trong, chân ngoài, mượn danh “người cơ quan nhà nước” để kiếm thêm thu nhập, kiếm tiền bằng vị trí công tác của mình, theo cách này cách khác. Thực trạng này không chỉ gây nên sự đình trệ trong công việc, mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác cho xã hội.

Không chỉ thế, công chức suốt đời sẽ là vật cản cho phát triển. Một nền hành chính công vụ hiện đại rất cần sự năng động, thay đổi. Cơ chế biên chế suốt đời như hàng chục năm qua là nguyên nhân làm triệt tiêu động lực phấn đấu của người lao động, vô tình trở thành vùng an toàn cho những người có năng lực yếu kém. Vì vậy, quy định bỏ biên chế suốt đời được xem là giải pháp thúc đẩy tinh giản biên chế nhanh chóng, nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ nhà nước, khuyến khích người lao động, giữ chân được người tài, tạo cơ hội cho người có năng lực thật sự.

Để cán bộ, viên chức tận tụy cống hiến thì nhất thiết môi trường làm việc ở các cơ quan nhà nước phải cạnh tranh lành mạnh, minh bạch từ thời điểm tuyển dụng. Quá trình công tác, những người có năng lực cũng cần được khích lệ bằng các chế độ lương thưởng phù hợp q

Tin cùng chuyên mục