CHDCND Triều Tiên cảnh cáo Mỹ, Nhật Bản

*  Bình Nhưỡng có đầu đạn hạt nhân?
CHDCND Triều Tiên cảnh cáo Mỹ, Nhật Bản

*  Bình Nhưỡng có đầu đạn hạt nhân?

Ngày 1-4, CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ bắn rơi máy bay do thám Mỹ nếu chúng xâm nhập không phận CHDCND Triều Tiên nhằm tìm cách giám sát vụ phóng vệ tinh sắp tới của nước này. Lời đe dọa được đưa ra 1 ngày sau khi Bình Nhưỡng cáo buộc Mỹ đã tăng cường các chuyến bay do thám trên vùng trời Đông Bắc nước này, khu vực có căn cứ tên lửa Musudan-ri.

CHDCND Triều Tiên cảnh cáo Mỹ, Nhật Bản ảnh 1

Hệ thống đánh chặn bằng tên lửa PAC-3 của Nhật.

Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cáo buộc việc Mỹ tiến hành các chuyến bay do thám là hành động khiêu khích quân sự, xâm phạm chủ quyền của CHDCND Triều Tiên và nằm trong phạm vi tấn công đáp trả của Bình Nhưỡng. Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng tiếp tục cảnh báo Nhật Bản rằng bất kỳ sự can thiệp nào vào việc phóng vệ tinh tới đây của nước này sẽ bị coi là hành động phát động chiến tranh.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã nâng mức độ cảnh báo an ninh tại tổng hành dinh ở thủ đô Tokyo và thắt chặt công tác kiểm tra an ninh đối với người và phương tiện ra vào khu vực này. Đồng thời, một hệ thống đánh chặn sử dụng tên lửa đất đối không Patriot (PAC-3) cũng đã được triển khai.
 
Trong bối cảnh Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc triển khai hàng loạt tàu khu trục để đánh chặn tên lửa ở biển Nhật Bản và Thái Bình Dương với lý do CHDCND Triều Tiên sẽ mượn cớ phóng vệ tinh để tiến hành thử tên lửa đạn đạo tầm xa, một quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ có nhiều dấu hiệu cho thấy những thiết bị mà CHDCND Triều Tiên triển khai ở căn cứ tên lửa Musudan-ri phù hợp với tuyên bố của nước này về một kế hoạch phóng vệ tinh hơn là thử tên lửa.

Theo phân tích của các chuyên gia tại Trung tâm Tình báo hàng không và vũ trụ thuộc không lực Mỹ, ảnh chụp căn cứ tên lửa Musudan-ri từ vệ tinh cho thấy cái được gọi là tên lửa Taepodong 2 gắn với một vật thể có hình củ hành, giống với hình dáng vật thể được sử dụng trong các vụ phóng vệ tinh quân sự và thương mại mà Mỹ, Nga, Trung Quốc và Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu đã từng tiến hành.

Hình ảnh này cho thấy nhiều khả năng Triều Tiên sẽ phóng vệ tinh đúng như tuyên bố của họ, vì tên lửa mang đầu đạn hạt nhân thường được thiết kế giống hình nón.

Tuy nhiên, Daniel Pinkston, chuyên gia nghiên cứu về CHDCND Triều Tiên thuộc International Crisis Group trụ sở tại Hàn Quốc, cho rằng CHDCND Triều Tiên có 2 cơ sở chứa đầu đạn hạt nhân dưới lòng đất gần nơi đặt bệ phóng tên lửa tầm trung Rodong.

Bình Nhưỡng có từ 5-8 đầu đạn kiểu này nhưng chưa rõ CHDCND Triều Tiên đã đủ khả năng để thu nhỏ những đầu đạn trên để đặt vào tên lửa Rodong hay chưa.

Kim Tae-woo, một chuyên gia về tên lửa thuộc Viện Nghiên cứu quốc phòng Hàn Quốc có trụ sở tại Seoul, cũng từng cho rằng Bình Nhưỡng tập trung vào việc đưa đầu đạn hạt nhân lắp đặt vào tên lửa Rodong bởi Rodong phổ biến hơn Taepodong. Tầm bắn của Rodong có thể đến hơn 1.000 km.
 

V.C (Theo Yonhap, AP

Tin cùng chuyên mục