Nhật Bản nâng sự cố điện hạt nhân lên mức cao nhất: Việt Nam không bị ảnh hưởng

(SGGP).- Tối 12-4, Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 (Nhật Bản) của Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trong ngày 12-4, Cơ quan An toàn hạt nhân và công nghiệp Nhật Bản (NISA, thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản) đã công bố việc tạm thời nâng mức xếp loại cho sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 từ mức 5/7 lên mức 7/7 (tai nạn rất nghiêm trọng: Thoát phóng xạ nhiều, ảnh hưởng sức khỏe và môi trường ở phạm vi rộng). Đây là mức cao nhất trong thang sự cố hạt nhân INES của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), ngang bằng với tai nạn hạt nhân Chernobyl năm 1986.

Sự thay đổi này được Nhật Bản đưa ra dựa trên ước tính về lượng phóng xạ đã phát tán ra khí quyển từ tai nạn tại Nhà máy Fukushima 1. Hiện nay, sự phát tán phóng xạ vẫn đang tiếp tục diễn ra. NISA tạm thời ước tính tổng lượng phóng xạ rò thoát vào không khí từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 bằng khoảng 1/10 tai nạn Chernobyl. Tuy nhiên Ủy ban An toàn hạt nhân Nhật Bản (NSC) lại đưa ra con số ước tính cao hơn, bằng khoảng 1/5 sự cố Chernobyl.

Theo tổ công tác, việc công bố xếp loại sự cố mới này không có nghĩa là sự cố đã trở lên trầm trọng hơn so với ngày hôm trước, mà chỉ là đánh giá lại tình trạng thực tế của sự cố đã xảy ra.

Trao đổi với PV Báo SGGP tối qua, TS Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân (Bộ KH-CN), khẳng định, việc NISA nâng lên mức cao nhất về sự cố Fukushima-1 sẽ không ảnh hưởng tới Việt Nam. Tại Việt Nam, năm 1986 khi sự cố Chernobyl, chúng ta cũng đo được các liều lượng phóng xạ tương tự như sau sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1. Liều lượng phóng xạ này là rất nhỏ, thấp hơn tiêu chuẩn quy định hàng ngàn lần, vì thế không hề ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như đời sống sinh hoạt của con người trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, vì sự cố Fukushima-1 chưa kết thúc nên việc xếp hạng nói trên có thể chỉ là tạm thời.

Trong ngày hôm qua, số liệu và hình ảnh của Tổ chức Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) cho biết, đám mây chứa phóng xạ có thể đang di chuyển qua lãnh thổ Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy, cho tới thời điểm này trạm quan trắc đặt tại Philippines vẫn chưa ghi nhận được có sự thay đổi đáng kể nồng độ hạt nhân phóng xạ trong không khí. Và dù có sự thay đổi đáng kể, nền phông phóng xạ hiện tại vẫn không thay đổi vì nồng độ hạt nhân phóng xạ đo được hiện nay rất thấp so với mức cho phép và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tại Việt Nam, số liệu quan trắc của các trạm ở Lạng Sơn, Hà Nội, Đà Lạt và Ninh Thuận hôm qua cho biết, các đồng vị phóng xạ nhân tạo ghi nhận được đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. 

TRẦN LƯU

Thông tin liên quan

 
>> Thủ tướng Nhật Bản động viên ngư dân

>> Tìm thấy hàng chục triệu yen tiền mặt trong vùng gặp thảm họa kép tại Nhật Bản

>> Nhật Bản bơm khí nitơ để giảm nguy cơ nổ lò phản ứng

>> Nhật Bản: Chặn thành công nước nhiễm phóng xạ chảy ra biển

>> Nhật Bản nhờ Nga giúp loại bỏ chất thải phóng xạ lỏng

>> Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm thực phẩm

>> IAEA: nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản có dấu hiệu phục hồi

>> Nhà máy Onagawa ở Nhật bị đe dọa sau động đất

>> Nhật Bản nhờ Nga giúp loại bỏ chất thải phóng xạ lỏng

>> Nhật Bản sẽ xả 11.500 tấn nước nhiễm xạ ra biển

>> Nhật Bản khẩn trương bịt khe nứt hồ chứa nước phóng xạ

>> Thủ tướng Nhật Bản lần đầu tiên tới khu vực thảm họa kép hôm 11-3

>> Nỗ lực vì an toàn hạt nhân thế giới

>> Thủ tướng Nhật Naoto Kan: Hủy bỏ nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1

>> Các chất phóng xạ từ Nhật Bản lan rộng tới Bắc Kinh và nhiều tỉnh thành của Trung Quốc

>> Pháp, Mỹ giúp Nhật giải quyết rò rỉ phóng xạ

>> Phóng xạ trong nước biển gần Fukushima-1 cao gấp 3.335 lần giới hạn cho phép

>> Chính phủ Nhật Bản nâng mức báo động phóng xạ cao nhất

>> Nhật: Bơm hàng trăm tấn nước nhiễm xạ khỏi các lò phản ứng

>> TEPCO thông báo sai về mức độ phóng xạ tại lò phản ứng số 2

>> Động đất mạnh 6,5 độ richter ngoài khơi Nhật Bản

>> Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, Nhật Bản: Lượng phóng xạ cao bất thường tại lò số 2

>> Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản: Lo ngại mới về lò phản ứng số 1

>> Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản: Khoang chứa lò phản ứng số 3 có thể bị hư hại

>> Nhật Bản: Chất phóng xạ tiếp tục thoát ra từ nhà máy Fukushima

>> Khôi phục thành công nguồn điện cho các lò phản ứng của nhà máy Fukushuma số 1

>> WHO cảnh báo: Thực phẩm nhiễm phóng xạ tại Nhật Bản nghiêm trọng hơn dự kiến

>> Nâng mức cảnh báo lò phản ứng hạt nhân: Nghiêm trọng và nguy hiểm

>> Việt Nam Không ảnh hưởng bụi phóng xạ

>> Việt Nam chia sẻ khó khăn với Nhật Bản

>> Nhật Bản: Số người thiệt mạng và mất tích lên đến 16.600 người

>> Nỗ lực làm mát các lò phản ứng hạt nhân 

Tin cùng chuyên mục