Quốc hội Mỹ tiếp tục chia rẽ về mức trần nợ công

Theo BBC, ngày 29-7, Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa chiếm đa số đã thông qua mức trần nợ công mới với 218 phiếu thuận và 210 phiếu chống. Tuy nhiên, khi dự luật này trình Thượng viện do Đảng Dân chủ chiếm đa số đã bị bác bỏ và Thượng viện cũng sẽ có dự luật riêng về mức trần nợ công.
Quốc hội Mỹ tiếp tục chia rẽ về mức trần nợ công

Theo BBC, ngày 29-7, Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa chiếm đa số đã thông qua mức trần nợ công mới với 218 phiếu thuận và 210 phiếu chống. Tuy nhiên, khi dự luật này trình Thượng viện do Đảng Dân chủ chiếm đa số đã bị bác bỏ và Thượng viện cũng sẽ có dự luật riêng về mức trần nợ công.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner sau khi Hạ viện thông qua dự luật của ông.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner sau khi Hạ viện thông qua dự luật của ông.

Theo dự luật của Hạ viện do chủ tịch Hạ viện John Boehner soạn thảo, sẽ cắt giảm 900 tỷ USD chi tiêu cùng với việc nâng thêm mức trần nợ công tương đương. Cũng theo dự luật này, đến giữa năm 2012, Quốc hội Mỹ sẽ xem xét lại một lần nữa mức trần nợ công. Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mỹ Harry Reid lên án các nghị sĩ Đảng Cộng hòa cố tình gia hạn nhỏ giọt mức trần nợ công, xem đây là hành động tai họa cho nền kinh tế Mỹ.

Tổng thống Barack Obama ủng hộ kế hoạch của các nghị sĩ Đảng Dân chủ tại Thượng viện theo đó sẽ nâng mức trần nợ công thêm 2,7 ngàn tỷ USD và cắt giảm thâm hụt ngân sách 2,2 ngàn tỷ USD. Bên cạnh đó là kế hoạch 10 năm tăng thuế những tập đoàn giàu có.

Đảng Dân chủ cho rằng Đảng Cộng hòa muốn đưa mức trần nợ công ra gia hạn thêm vào năm 2012 trong bối cảnh cuộc đua cạnh tranh vào Nhà Trắng đang quyết liệt nhằm tạo lợi thế cho đảng Cộng hòa. Như vậy là mang động cơ chính trị trong khi nước Mỹ đang cần tiền để thực hiện nhiều biện pháp kinh tế dài hơi.

Chính phủ Mỹ sẽ hết tiền chi tiêu trừ khi Quốc hội mở rộng thêm mức trần nợ công vượt mức 14,3 ngàn tỷ hiện nay sẽ hết hạn vào ngày 2-8. 

K.MINH

Tin cùng chuyên mục