Đối thoại Shangri-La 2014: Nhật Bản ủng hộ Việt Nam trong giải quyết vấn đề biển Đông

Tối 30-5, Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 đã khai mạc tại Singapore với bài phát biểu quan trọng của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Hội nghị diễn ra từ ngày 30-5 đến 1-6 với 5 phiên họp toàn thể, tập trung vào các chủ đề: Đóng góp của Mỹ đối với ổn định khu vực; Tăng cường hợp tác quốc phòng; Quản lý những căng thẳng chiến lược; Quan điểm của các cường quốc về hòa bình và an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương; Bảo đảm quản lý với sự thay đổi xung đột ở châu Á - Thái Bình Dương.
Đối thoại Shangri-La 2014: Nhật Bản ủng hộ Việt Nam trong giải quyết vấn đề biển Đông

Tối 30-5, Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 đã khai mạc tại Singapore với bài phát biểu quan trọng của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Hội nghị diễn ra từ ngày 30-5 đến 1-6 với 5 phiên họp toàn thể, tập trung vào các chủ đề: Đóng góp của Mỹ đối với ổn định khu vực; Tăng cường hợp tác quốc phòng; Quản lý những căng thẳng chiến lược; Quan điểm của các cường quốc về hòa bình và an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương; Bảo đảm quản lý với sự thay đổi xung đột ở châu Á - Thái Bình Dương.

        Tăng cường hợp tác với ASEAN

Về vấn đề biển Đông, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định ủng hộ Việt Nam giải quyết căng thẳng thông qua đối thoại cũng như ủng hộ nỗ lực của Philippines sao cho phù hợp với các nguyên tắc về hòa bình, tôn trọng luật quốc tế, không sử dụng vũ lực. Ông Abe cũng kêu gọi sớm thiết lập Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.

Nói về vai trò của Nhật Bản với an ninh châu Á, ông Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ đóng vai trò lớn và chủ động hơn trong việc duy trì hòa bình tại châu Á và thế giới. Theo ông Abe, Nhật Bản và đồng minh Mỹ sẵn sàng hợp tác cùng ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình tại khu vực. Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản cho biết Tokyo sẽ cung cấp 10 chiếc tàu tuần tra cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines để tăng cường an ninh tại Đông Nam Á. Ngoài ra, cũng sẵn sàng cung cấp 3 tàu tuần tra cho Indonesia và đang lên kế hoạch tương tự dành cho Việt Nam.

Nhật Bản cũng sẽ đào tạo về bảo vệ bờ biển cho khoảng 250 người của Philippines, Indonesia và Malaysia. Thủ tướng Nhật Bản cho biết ông đang thúc đẩy việc chỉnh sửa lại điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản cho phép Tokyo có thể thực hiện quyền tự vệ tập thể hoặc hỗ trợ quân sự cho các nước cần sự giúp đỡ khi bị tấn công.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13.

Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nhật Bản đã nhắc rất nhiều lần đến cụm từ “quy định của pháp luật” khi hối thúc các quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế, tránh sử dụng vũ lực. “Tôi chỉ xin nhắc lại. Nhật Bản ủng hộ quy định của pháp luật. Châu Á ủng hộ quy định của pháp luật. Và quy định pháp luật dành cho tất cả chúng ta”, ông Abe nói.

Hãng AP nhận định, an ninh là một chủ đề nhạy cảm và Thủ tướng Abe là nhà lãnh đạo đầu tiên có những tuyên bố cứng rắn tại Shangri-La 2014. Theo BBC, động thái của Nhật Bản tại diễn đàn lần này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc tức giận.

        Phản đối thay đổi hiện trạng bằng vũ lực

Trong một tuyên bố chung, bộ trưởng quốc phòng 3 nước Australia, Nhật Bản và Mỹ ngày 30-5 đã nhất trí phản đối mọi mưu đồ hòng thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều hành xử lộ rõ âm mưu độc chiếm trên biển Đông và biển Hoa Đông. Khi thảo luận tới vụ các chiến đấu cơ của Trung Quốc bay gần bất thường máy bay thuộc Lực lượng Phòng vệ của Nhật Bản gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera với 2 người đồng cấp Australia, Mỹ - lần lượt là David Johnston và Chuck Hagel, đã bày tỏ phản đối mạnh mẽ đối với việc sử dụng vũ lực hay cưỡng ép hòng đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển Hoa Đông và biển Đông. Theo các bộ trưởng, những căng thẳng trong khu vực gia tăng kể từ khi Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép ở biển Đông.

Tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 có hơn 400 đại biểu chính thức đến từ khoảng 30 nước và tổ chức quốc tế. Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu. Đại tướng Phùng Quang Thanh dự kiến phát biểu tại phiên thảo luận chung thứ 3 với chủ đề “Giải quyết các mối quan hệ căng thẳng mang tính chất chiến lược” trong sáng 31-5.

Ngày 30-5, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Jonathan Coleman và Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Heng. Trong khi đó, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã có cuộc tiếp xúc song phương với ông Anatoly Antonov, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng đoàn Nga; và Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Trưởng đoàn Trung Quốc. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và các thành viên trong đoàn Việt Nam còn có phiên làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ.

ĐỖ CAO (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục