Thị trường điện tử: Sức bật của thương hiệu Việt

Hơn ba năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều mặt hàng trong nước chịu sự tác động và cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng nước ngoài, sản phẩm điện tử trong nước cũng không nằm ngoài tác động đó. Tuy nhiên, thị trường này dần đi vào ổn định và đã có những sức bật nổi trội của thương hiệu điện tử trong nước ngày càng được khách hàng tín nhiệm.
Thị trường điện tử: Sức bật của thương hiệu Việt

Hơn ba năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều mặt hàng trong nước chịu sự tác động và cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng nước ngoài, sản phẩm điện tử trong nước cũng không nằm ngoài tác động đó. Tuy nhiên, thị trường này dần đi vào ổn định và đã có những sức bật nổi trội của thương hiệu điện tử trong nước ngày càng được khách hàng tín nhiệm.

Từng bước phát triển

Hiện nay, trên thị trường điện tử các hãng nước ngoài vẫn chiếm số lượng ưu thế như Toshiba, Sony, Panasonic… Nhưng một số thương hiệu điện tử trong nước cũng đang dần được khách hàng tin dùng và lựa chọn về chất lượng, giá cả phù hợp. Điển hình là các mặt hàng điện tử mang nhãn hiệu VTB của Công ty CP Điện tử Tân Bình với nhiều mặt hàng mới kỹ thuật cao đã đưa ra thị trường như: LCD TV, tivi có độ phân giải cao, máy tính xách tay, màn hình LCD... đặc biệt, tủ lạnh, máy giặt thương hiệu VTB được người tiêu dùng tín nhiệm.

Công ty Điện tử Tân Bình được thành lập vào ngày 11-08-1981 và được cổ phần hóa tháng 7/2004 mang tên Công ty Cổ phần Điện tử Tân Bình. Từ đó đến nay, từ một xí nghiệp nhỏ VTB phấn đấu không ngừng để  vươn lên tồn tại, đối mặt với khó khăn chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang  thị trường, trở thành công ty điện tử thương hiệu Việt nổi tiếng của ngày nay- Thương hiệu “VTB”.

Thị trường điện tử: Sức bật của thương hiệu Việt ảnh 1

Sản xuất máy tính xuất khẩu tại VTB

Khẳng định thương hiệu 

Vào những năm 1985, VTB đã sản xuất tăng âm 10W đầu tiên, khai phá vào lĩnh vực sản xuất và lắp ráp điện tử dân dụng, những năm tiếp theo là việc lắp ráp các sản phẩm: radio cassette, tivi trắng đen, tivi màu và từng bước tìm ra hướng đi mới là: kinh doanh sản phẩm điện tử dân dụng.

Ngay sau khi luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực, VTB đã thành lập liên doanh 3 bên với nước ngoài đầu tiên trong lĩnh vực điện tử là: Viettronics Tân Bình, Điện máy TP HCM và VIBA của Đức. VTB cũng đàm phán với 2 tập đoàn đa quốc gia hàng đầu là: Tập đoàn Sony Nhật Bản thành lập Công ty Liên doanh Sony Việt Nam hoạt động theo giấy phép đầu tư 1013/GP và Tập đoàn JVC Nhật Bản  thành lập Công ty JVC Việt Nam tháng 12-1996.

Đây là bước đi quan trọng và sáng suốt của ban lãnh đạo công ty, với mục tiêu đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật cho tương lai, đồng thời tích lũy vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hình ảnh VTB trên thương trường trong nước và quốc tế. Tháng 8-1999,  thành lập Công ty cổ phần Vitek- VTB để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới: giai đoạn tự khẳng định sự tồn tại và phát triển của VTB.

Cuối năm 2000, sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu VTB được tung ra thị trường. Đó là các loại tivi màu, VCD, DVD với mạng lưới bán hàng sỉ - lẻ và hệ thống bảo hành 64/64 tỉnh, thành trên toàn quốc. Từ đó thương hiệu VTB đã được người tiêu dùng đón nhận và luôn được đánh giá là Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Để tạo dựng được một thương hiệu tên tuổi của ngành điện tử, bên cạnh sự cố gắng không mệt mỏi của tập thể là sự năng động và định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo công ty, cộng với sự hợp tác của khách hàng, đối tác kinh doanh trong và ngoài nước. Kết quả là năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng VTB vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Doanh số tăng trưởng  37% và lợi nhuận tăng trưởng đạt 112 % so với năm 2008, nhiều mặt hàng kỹ thuật cao: LCD TV có độ phân giải cao; máy tính xách tay, màn hình LCD, dàn karaoke.., nổi bật nhất trong năm 2009 là VTB đã mở rộng quy mô sản xuất, đưa vào vận hành nhà máy điện lạnh VTB, với tổng mức đầu tư 6,6 triệu USD, công suất 70 ngàn chiếc năm

Chuẩn bị cho tương lai

Để có được thành quả đó, VTB coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao công tác chuyên môn nghiệp vụ của toàn thể CB-CNV VTB. Đội ngũ cán bộ chủ chốt được đào tạo trong các công ty đa quốc gia. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản và cập nhật những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đó là kết quả ban đầu để tạo niềm tin và chuẩn bị cho việc phát triển lâu dài, vững chắc của VTB.

Thị trường điện tử: Sức bật của thương hiệu Việt ảnh 2

Nhà máy điện lạnh VTB tại KCN Vĩnh Lộc

Với phương châm “Thay đổi để tồn tại – tồn tại mới phát triển – phát triển phải thay đổi”, VTB đã đề ra chiến lược phát triển của mình làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ 2006 – 2009) hoàn thành nhiệm vụ tái cấu trúc công ty sau cổ phần hóa, xây dựng hệ thống quản trị công ty tiên tiến; Giai đoạn 2 (từ 2010 – 2015) chính là giai đoạn tăng tốc với nhiệm vụ tăng trưởng hàng năm đạt trên 25%, mở rộng và đa dạng hóa thêm nhiều ngành hàng mới; Giai đoạn 3 (từ sau 2016), giai đoạn phát triển để xây dựng VTB trở thành tập đoàn kinh tế đa chức năng VTB vào khoảng năm 2020 với đa dạng các ngành nghề kinh doanh, sản xuất và thương mại dịch vụ.

Ông Ngô Văn Vị - Tổng Giám đốc VTB cho biết: Cột mốc 2010 chính là năm bản lề của giai đoạn tăng tốc trên bước đường xây dựng thành tập đoàn kinh tế đa chức năng VTB. Để đảm bảo sự phát triển bền vững đủ sức cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa, VTB đã thành lập Trung tâm nghiên cứu phát triển VTB, mục tiêu ban đầu là đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sạch không có hại cho môi trường vào sản phẩm của VTB.

Trong năm nay, VTB cũng sẽ tiến hành khởi công xây dựng cao ốc tại số 6 Phạm Văn Hai và một nhà máy mới tại KCN Cát Lái. Đó là những cơ sở để xây dựng VTB thành một tập đoàn vững mạnh trong tương lai.

Không chỉ là sản xuất kinh doanh, VTB cũng coi trọng các hoạt động xã hội. VTB đã tham gia đóng góp tiền, hàng trong các đợt cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt tại miền Tây, miền Trung hàng năm từ 1996; ủng hộ quỹ xóa đói giảm nghèo hàng năm từ 1996; chương trình xây dựng nhà tình nghĩa; nhận phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng…

Gần 30 năm qua từ 1981, VTB đã trải qua nhiều thăng trầm. Từ giai đoạn đầu tiên khi mới hình thành, đến lúc tự khẳng định mình, chuyển sang giai đoạn phát triển là cả quá trình phấn đấu và nỗ lực của toàn thể CB-CNV VTB. Bước vào thời kỳ tiếp theo, VTB đang đứng trước thách thức mới và cũng có nhiều vận hội mới. Bằng những bài học kinh nghiệm quý giá rút ra từ hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, VTB tự tin sẽ vững bước phát triển để trở thành tập đoàn công nghiệp điện tử hàng đầu Việt Nam có thể vươn ra khu vực và thế giới.

Minh Tâm-Thủy Tiên

VTB cũng nhận được nhiều giấy khen, bằng khen như: Bằng khen UBND TPHCM tặng “Đơn vị hoàn thành tốt công trình chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng CSVN”. Bằng khen “Đơn vị xuất sắc” của Tổng Liên đoàn Lao động VN năm 2001.

Nhiều năm liền (1999 đến 2007) được bầu là sản phẩm Hàng Việt Nam chất lượng cao do độc giả báo SGTT bầu chọn. Top 500 Thương hiệu VN uy tín nhất do TT Nghiên cứu Ứng dụng phát triển Thương hiệu Việt kết hợp với Tập đoàn ICHI Nhật tổ chức.

 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT& TT trao tặng vì có thành tích nghiên cứu, sản xuất sản phẩm máy vi tính VTB đạt danh hiệu sản phẩm máy tính thương hiệu VN xuất sắc. Cúp bạc CNTT do Hội Tin học Việt Nam cấp.

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho đơn vị đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo; Bằng khen của Ủy Ban Olimpic Quốc gia; Một số danh hiệu khác: Thương hiệu mạnh, Cúp bạc ICT Week…

Ngoài ra, công ty còn vinh dự nhận được nhiều bằng khen và cờ thưởng cao quí khác.

Tin cùng chuyên mục