Thị trường sữa bột Việt Nam sôi động trở lại

Thị trường sữa bột qua cơn sóng lớn
Thị trường sữa bột Việt Nam sôi động trở lại

Theo số liệu của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại thuộc Bộ Công thương, 2.300 tỷ đồng là số tiền mà người tiêu dùng Việt Nam đã dành để chi tiêu cho các loại sữa bột trong năm 2012. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng sữa bột là rất lớn. Chính vì vậy, “cơn bão sữa nghi nhiễm khuẩn” xảy ra trong tháng 8-2013 đã thật sự làm thị trường sữa Việt Nam lao đao. Sau tất cả, người tiêu dùng đã có thể thở phào nhẹ nhõm với thông báo mới nhất từ Bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand và Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm khẳng định các sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu đạm protein cô đặc của Fonterra không chứa vi khuẩn gây hại đến sức khỏe. Theo ghi nhận của phóng viên, thị trường sữa bột Việt Nam đã dần sôi động trở lại.

Thị trường sữa bột qua cơn sóng lớn

Đầu tháng 8-2013, thông tin các lô đạm protein cô đặc của Tập đoàn Sữa Fonterra nghi nhiễm khuẩn clostridium botulinum đã khiến thị trường sữa bột Việt Nam phải lao đao. Các ông bố bà mẹ chỉ có thể thở phào nhẹ nhõm khi chính phủ New Zealand đưa ra câu trả lời cuối cùng sau hơn 195 cuộc kiểm nghiệm quốc tế, tuyên bố không sản phẩm nào sản xuất từ Fonterra nhiễm khuẩn độc, theo đó các sản phẩm bị nghi nhiễm khuẩn vì sử dụng nguyên liệu này chính thức được khẳng định an toàn để sử dụng.

Bài học về trách nhiệm và niềm tin

Điểm đáng ghi nhận trong sự cố sữa nghi nhiễm khuẩn là đồng loạt những tên tuổi lớn trong ngành đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thông báo rộng rãi đến người tiêu dùng để khuyến cáo việc đổi trả sản phẩm trong diện nghi ngờ khi sản phẩm chỉ mới ở giai đoạn “nghi ngờ nhiễm khuẩn”. Việc chủ động nhận trách nhiệm cũng như hành động khẩn trương và liên tục đã thể hiện rất rõ giá trị nhân văn trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong thông báo ngày 3-9-2013 của Cục An toàn thực phẩm, ông Trần Quang Trung - Cục trưởng An toàn thực phẩm đã đánh giá cao sự nỗ lực hợp tác và cách làm việc có trách nhiệm của công ty trong việc thu đổi sản phẩm có liên quan trong thời gian vừa qua.

Tổng Giám đốc Abbott Việt Nam, Jullian Caillet khẳng định: “Ưu tiên số một của Abbott luôn luôn là người tiêu dùng. Trách nhiệm của chúng tôi là cung cấp những sản phẩm chất lượng cao và an toàn. Dựa vào những thông tin chúng tôi nhận được trước đây, chúng tôi đã thể hiện trách nhiệm trong việc nhanh chóng tiến hành thu về các sản phẩm bị nghi ngờ trên thị trường. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp thích hợp để người tiêu dùng tin tưởng về sự an toàn của các sản phẩm của Abbott”.

Bên cạnh đó, ngày 30-8-2013, Văn phòng đại diện Abbott tại Việt Nam có văn bản báo cáo Cục An toàn thực phẩm về việc hoàn tất việc tiêu hủy toàn bộ các sản phẩm đã thu hồi dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng trước khi nhận được thông báo đính chính từ Bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand.

Hành động minh bạch và kiên định của Abbott thực sự đã giữ vững được niềm tin của khách hàng. Theo chia sẻ từ một số đại lý sữa lớn ở Hà Nội và TP. Hồ Chi Minh, tâm lý lo ngại của một số phụ huynh đã lắng dịu, nhiều ông bố bà mẹ vẫn tin tưởng chọn sữa Similac GainPlus Eye-Q cho con vì cho rằng việc phát hiện nguy cơ nhiễm khuẩn sớm để thông báo cho người tiêu dùng chứng tỏ quy trình của nhà sản xuất nghiêm ngặt và tuân theo các quy chuẩn chất lượng của quốc tế, càng khẳng định tính an toàn cho sản phẩm mà họ đã tin tưởng lựa chọn.

Hành động thu hồi chỉ với mục tiêu ngăn ngừa nguy cơ tiềm ẩn rõ ràng đã giúp giữ vững niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của Abbott nói riêng và các công ty sữa liên quan trong sự cố nói chung. Việc thị trường sữa Việt Nam sớm sôi động trở lại cũng là tín hiệu mừng về phản ứng tích cực của người tiêu dùng  đối với những nhà sản xuất biết đặt quyền lợi người tiêu dùng lên hàng đầu.  

Minh Thái

Tin cùng chuyên mục