Thoát cảnh gia công

Tại buổi họp báo giải Hoa Mai lần thứ 11 mới đây của Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA), ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA cho biết, đôi giày thể thao Nike của Mỹ được bán khoảng 80-100 USD/đôi, nhưng công ty may gia công làm ra giày chỉ khoảng 6 USD/đôi. Tương tự, đôi giày giá 450-500 USD/đôi, gia công khoảng 50 USD/đôi. Phần chênh lệch đó là thương hiệu, thiết kế.

Tại buổi họp báo giải Hoa Mai lần thứ 11 mới đây của Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA), ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA cho biết, đôi giày thể thao Nike của Mỹ được bán khoảng 80-100 USD/đôi, nhưng công ty may gia công làm ra giày chỉ khoảng 6 USD/đôi. Tương tự, đôi giày giá 450-500 USD/đôi, gia công khoảng 50 USD/đôi. Phần chênh lệch đó là thương hiệu, thiết kế.

Nhưng thiết kế lại là khâu yếu nhất hiện nay của nhiều ngành hàng, không chỉ của Việt Nam, Malaysia... Ngay như Trung Quốc, là nước xuất khẩu sản phẩm gỗ nội thất lớn nhất thế giới nhưng vẫn chưa thật sự có đội ngũ thiết kế gỗ nội thất giỏi. Việt Nam, một trong 6 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới cũng không ngoại lệ. Hầu hết các ngành hàng như thời trang, sản phẩm gỗ (nội, ngoại thất) đều mới dừng lại dạng gia công - OEM, chỉ có thể hưởng phần chênh lệch vài phần trăm nên giá trị rất thấp. Trong khi sản phẩm do doanh nghiệp (DN) tự thiết kế - ODM, lợi nhuận lên đến 100%, thậm chí 200%. Italia là đất nước nổi tiếng về đội ngũ thiết kế thời trang, gỗ nội thất vào loại dẫn đầu thế giới.

Tháng 4 hàng năm tại TP Milan có hội chợ về các sản phẩm thiết kế đồ gỗ, được xem như quyết định xu hướng thiết kế 5-10 năm tới. Khu vực Đông Nam Á cũng mới điểm mặt được vài nhà thiết kế giỏi của Philippines, Thái Lan. Điều đó cho thấy lĩnh vực này không phải “dễ chơi”. Nhưng một khi chủ động về thiết kế, sẽ giúp thế giới thay đổi cách nhìn về sản phẩm của DN.

Nói như vậy không có nghĩa là sẽ mãi phụ thuộc vào thiết kế của nước ngoài và chỉ dừng lại ở việc gia công. Những cuộc thi về thiết kế như giải Hoa Mai (đã tổ chức lần thứ 11) cho gỗ cứng và giải Veneer (lần đầu) từ gỗ keo và bạch đàn Việt Nam và Australia (Aciar) là cách để tìm kiếm và phát hiện những tài năng từ các nhà thiết kế tự do và sinh viên tại các trường đào tạo thiết kế chuyên nghiệp trong cả nước như Đại học Kiến trúc TPHCM, HUTECH, ĐH Văn Lang, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Công nghệ Sài Gòn… Cuộc thi được phát động không những để tìm kiếm các mẫu thiết kế hàng nội thất mà còn nhằm kết nối các DN sản xuất với các nhà thiết kế trong nước để thương mại hóa sản phẩm đạt giải.

Giải Hoa Mai, Veneer hay sắp tới có thể thêm giải Hoa Sen cho ngành thủ công mỹ nghệ là sân chơi cho các nhà thiết kế trẻ thi thố tài năng, tiếp cận sản phẩm thương mại hóa. Trong ngành này, ý tưởng ban đầu rất quan trọng, nhưng không dễ dàng, 12 năm mới có một số sản phẩm được DN mua nên thành công chỉ là bước đầu, đòi hỏi sự cố gắng, kiên nhẫn.

Việc Công ty AA đã có sản phẩm tự thiết kế và bán được 250 USD/chiếc ra nước ngoài hay Công ty cổ phần Mỹ nghệ Gia Long, bán những đơn hàng do chính công ty thiết kế, mới nhất là mẫu sản phẩm trái táo, dâu đỏ mang về nhiều đơn hàng xuất khẩu... Đó là động lực để đội ngũ thiết kế có thêm phần tự tin.

ĐĂNG LÃM

Tin cùng chuyên mục