Ngày thứ hai Hội nghị SOM II

Hơn 900 đại biểu tham dự 7 cuộc họp

Ngày 23-5, ngày thứ hai của đợt hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC lần hai (SOM II) tổ chức tại TPHCM, có 7 cuộc họp diễn ra cùng lúc tại 3 khách sạn Sheraton, Park Hyatt và Sofitel Plaza với hơn 900 đại biểu tham dự. Ngoài 5 cuộc họp tiếp tục, có 2 cuộc họp phiên đầu tiên: Hội nghị Mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC (ASCC) và Đối thoại công-tư về xúc tiến thương mại.
Hơn 900 đại biểu tham dự 7 cuộc họp

Ngày 23-5, ngày thứ hai của đợt hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC lần hai (SOM II) tổ chức tại TPHCM, có 7 cuộc họp diễn ra cùng lúc tại 3 khách sạn Sheraton, Park Hyatt và Sofitel Plaza với hơn 900 đại biểu tham dự. Ngoài 5 cuộc họp tiếp tục, có 2 cuộc họp phiên đầu tiên: Hội nghị Mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC (ASCC) và Đối thoại công-tư về xúc tiến thương mại.

  • Có dấu hiệu chững lại trong quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư

Hội nghị ASCC có hơn 150 học giả từ 21 nền kinh tế thành viên tham gia. ASCC bao gồm hơn 100 Trung tâm nghiên cứu APEC thuộc các trường đại học và Viện nghiên cứu ở 21 nền kinh tế thành viên. Định hướng phát triển của Diễn đàn là nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của nhân dân và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trong khu vực.

Hơn 900 đại biểu tham dự 7 cuộc họp ảnh 1
Các đại biểu dự Hội nghị SOM II trao đổi về tự do hóa thương mại. Ảnh: VIỆT DŨNG

Phát biểu khai mạc Hội nghị ASCC, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng, Chủ tịch SOM của Năm APEC Việt Nam 2006 báo động: quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư đang có dấu hiệu chững lại ở một số lãnh vực quan trọng là thách thức đối với diễn đàn APEC nói chung và từng thành viên nói riêng. Tiến trình hợp tác kinh tế kỹ thuật (ECOTECH) cũng chưa được suôn sẻ vì thiếu dự quan tâm cũng như tài chính, gây ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế phát triển trong khu vực.

Trong phiên họp chiều, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cố vấn cao cấp của Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã trình bày về quá trình cải cách kinh tế ở Việt Nam cùng những thách thức đối với mục tiêu phát triển bền vững và công bằng. Tiến sĩ khẳng định: Ban Lãnh đạo mới của Việt Nam cam kết thực hiện cải cách kinh tế và chống tham nhũng, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh và đầu tư. Hài hòa hóa nội dung hợp tác kinh tế kỹ thuật, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, đảm bảo phát triển đồng đều trong khu vực APEC là những vấn đề các đại biểu của ASCC đã tập trung thảo luận.

  • Nguy cơ tụt hậu của các nền kinh tế thành viên

Trong ngày họp ngày thứ hai, Nhóm Chuyên gia về đầu tư (IEG) nghe báo cáo về kết quả Hội nghị thuận lợi hóa kinh doanh tại Montreal, Canada (ngày 9 và 10-5). Nhiều đại biểu chú ý đến vai trò quan trọng của hành lang pháp lý kinh doanh đối với việc tăng trưởng kinh tế; chi phí cho các thủ tục kinh doanh (từ 4% đến 8%GDP) tác động mạnh đến các doanh nghiệp nhỏ.

Tuy APEC đang tiếp tục tiến trình thuận lợi hóa kinh doanh nhưng các thành viên đang có nguy cơ tụt lại sau trên lãnh vực này so với một số khu vực khác; đặc biệt là các nền kinh tế Đông Âu. Hoạt động đầu tư nước ngoài có khả năng chuyển bớt khỏi APEC để đổ vào các nền kinh tế mới gia nhập Liên minh châu Âu.

Trước những tình hình này, nhu cầu cải cách hệ thống các quy định kinh doanh, tạo điều kiện để môi trường đầu tư hấp dẫn trở nên cấp thiết. Nhằm vượt qua những thách thức trên, Việt Nam tiếp tục cam kết với các nền kinh tế thành viên APEC: tiếp tục tăng cường tự do hóa, thuận lợi hóa đầu tư; thành lập và bảo đảm môi trường kinh doanh an toàn, ổn định qua tăng cường bảo vệ sức khỏe, đối phó và ngăn chặn thảm họa, sử dụng hiệu quả năng lượng cũng như nỗ lực thúc đẩy chuyển giao công nghệ; tiếp tục phấn đấu vì mục tiêu một cộng đồng kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

  • Giảm tiếp 5% phí giao dịch

Tại khách sạn Sofitel Plaza, 200 đại biểu đại diện 21 thành viên APEC, Ngân hàng Thế giới (WB), Hội nghị của Liên hợp quốc về Phát triển và Thương mại (UNCTAD), Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), các học giả và đại diện khu vực tư nhân - đã tham dự phiên Đối thoại công – tư về xúc tiến thương mại.

Sau khi nghe trình bày kế hoạch Hành động Thuận lợi hóa thương mại APEC (APEC TFAP) giai đoạn 2001-2005 cùng ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp, các đại biểu đề nghị: tiến tới giai đoạn 2 (2006-2010), tiếp tục giảm 5% các chi phí giao dịch. Đồng thời, rà soát các sáng kiến thuận lợi hóa thương mại trong khu vực APEC cùng các tổ chức quốc tế WTO, WB, UNCTAD; đánh giá hiệu quả giảm chi phí giao dịch của APEC sau 5 năm thực hiện TFAP…

Kết quả chính của phiên Đối thoại sẽ được báo cáo lên Hội nghị Ủy ban Thương mại và Đầu tư (CTI) và Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ 2 (SOM II) tới đây.

Hôm nay ngày 24-5, có tới 8 cuộc họp, trong đó thêm phiên họp đầu tiên của nhóm Xây dựng năng lực hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. 

ĐÀM THANH-PHẠM THỤC

Tin, bài liên quan:

Hướng đến lợi ích cuộc sống mới

Tin cùng chuyên mục