Từ đó, đáp ứng các yêu cầu đối với công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng TPHCM có chất lượng sống tốt hơn, xanh hơn và sạch hơn.
Mở rộng tuyên truyền
Đồng chí Trần Vĩnh Tuyến nhấn mạnh, ngày hội sống xanh sẽ được tổ chức thường niên. Ngoài những hoạt động cụ thể, các sở, ban ngành liên quan phải tính đến việc tăng cường sự quan tâm của các cấp chính quyền, đoàn thể, cộng đồng sản xuất, thương mại, dịch vụ và các thành phần dân cư thành phố đối với công tác bảo vệ môi trường và định hướng cho các kế hoạch bảo vệ môi trường trong tương lai. Ban tổ chức phải tạo các sân chơi lành mạnh, bổ ích và truyền cảm hứng cho nhiều nhóm đối tượng dân cư tìm hiểu và thực hành các giải pháp tiêu dùng bền vững, hình thành lối sống thân thiện với môi trường.
Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, cho biết chương trình này phát triển trên cơ sở của “Ngày hội tái chế chất thải”. Sau 10 năm thực hiện chương trình “Ngày hội tái chế chất thải”, Sở Tài nguyên và Môi trường nhận thấy rằng cần phải mở rộng hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Theo đó, bảo vệ môi trường không nên chỉ bó hẹp trong thói quen tái chế chất thải mà phải bao gồm hành động không xả rác bừa bãi, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch, hạn chế khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm, thực hiện phân loại rác tại nguồn… nên đã kiến nghị UBND TPHCM điều chỉnh thành “Ngày hội sống Xanh TPHCM”.
Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và gửi đến các sở ban ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện và đơn vị liên quan góp ý kế hoạch tổ chức ngày hội và hầu hết các đơn vị đều thống nhất chuyển đổi và mở rộng hình thức tuyên truyền, vận động cộng đồng nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, ngày hội sẽ được đa dạng bằng nhiều hoạt động như cuộc thi viết “Trải nghiệm sống Xanh”, sáng tác các đoạn phim, tiểu phẩm quảng bá về cách sống thân thiện với môi trường… Riêng tại ngày hội sống xanh, các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác môi trường và sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm là nông nghiệp hữu cơ, du lịch xanh, vật liệu xây dựng bền vững… sẽ có cơ hội trưng bày, giới thiệu sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng, cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố.
Trao đổi về vấn đề này, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM nhận xét, trên thị trường đang có sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa doanh nghiệp làm tốt công tác bảo vệ môi trường với những “doanh nghiệp đen”. Để tiết giảm chi phí sản xuất, những doanh nghiệp này đã không đầu tư hệ thống xử lý chất thải, hoặc có đầu tư nhưng chỉ để đối phó với cơ quan chức năng. Còn thực tế, họ vẫn cố tình lén lút xả thải ra môi trường. Ngược lại, với những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường phải tốn chi phí lớn để đầu tư hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Tuy nhiên, ở góc độ thị trường, người tiêu dùng hiện chưa phân biệt được đâu là sản phẩm do doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và đâu là sản phẩm của doanh nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, tâm lý chuộng sản phẩm có giá thành rẻ của người tiêu dùng cũng gây khó cho các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
Tạo môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp xanh
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp là giải pháp cần thiết. Đại diện Saigon Co.op cho rằng, để có thể tạo môi trường cạnh tranh giữa doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và “doanh nghiệp đen”, phải xây dựng tốt công tác nhận diện sản phẩm xanh và sản phẩm đen trên thị trường. Theo đó, cơ quan chức năng phải công khai danh sách những doanh nghiệp vi phạm môi trường. Đây sẽ là cơ sở để các hệ thống phân phối sản phẩm từ chối tiếp nhận hàng vào hệ thống phân phối. Song song đó, đẩy mạnh tuyên truyền đến cộng đồng, tạo điều kiện để người tiêu dùng nhận diện rõ sản phẩm của “doanh nghiệp đen”; từ đó, tẩy chay sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp gây ô nhiễm cho môi trường sống của chính mình.
Tuy nhiên, cùng với việc tăng cường nhận diện và khuyến khích ưu tiên sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, cần phải đánh thuế cao với những sản phẩm không thân thiện môi trường. Đại diện Công ty Bao bì Vafaco cho biết: “Chính phủ đã ban hành quy định thu thuế môi trường đối với bao bì nhựa không thân thiện môi trường. Theo đó, mức thuế áp dụng là 150% - 200%/giá bán 1kg bao bì không thân thiện môi trường. Thế nhưng, việc thực hiện không nghiêm, dẫn đến nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm bao bì không thân thiện môi trường vẫn không nộp mức thuế này. Vậy nếu so với sản phẩm bao bì thân thiện môi trường có giá thành cao hơn 50% giá thành của bao bì không thân thiện môi trường thì làm sao công ty có thể cạnh tranh được? Về lâu dài, điều này sẽ không thể khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất sản phẩm xanh”. Mặt khác, ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TPHCM, cho rằng, cần thiết phải có những chính sách hỗ trợ hơn cho doanh nghiệp xanh. Đơn cử, trong hoạt động xúc tiến thị trường của Chính phủ, nên ưu tiên cho doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Những doanh nghiệp có nhu cầu cải thiện hệ thống xử lý chất thải được hỗ trợ vốn ưu đãi hoặc được hỗ trợ kết nối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải với giá thành ưu đãi…
Theo các chuyên gia môi trường, các cơ quan chức năng cần phải tính toán đồng bộ giữa giải pháp tuyên truyển tăng cường nhận diện sản phẩm xanh với cộng đồng, song song với việc dựng rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm của “doanh nghiệp đen” hoặc sản phẩm không thân thiện với môi trường. Trước hết, cần thắt chặt việc thu thuế môi trường sản phẩm không thân thiện môi trường. Có như vậy mới khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất. Còn người tiêu dùng về lâu dài sẽ chuyển hướng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường hơn.
Mở rộng tuyên truyền
Đồng chí Trần Vĩnh Tuyến nhấn mạnh, ngày hội sống xanh sẽ được tổ chức thường niên. Ngoài những hoạt động cụ thể, các sở, ban ngành liên quan phải tính đến việc tăng cường sự quan tâm của các cấp chính quyền, đoàn thể, cộng đồng sản xuất, thương mại, dịch vụ và các thành phần dân cư thành phố đối với công tác bảo vệ môi trường và định hướng cho các kế hoạch bảo vệ môi trường trong tương lai. Ban tổ chức phải tạo các sân chơi lành mạnh, bổ ích và truyền cảm hứng cho nhiều nhóm đối tượng dân cư tìm hiểu và thực hành các giải pháp tiêu dùng bền vững, hình thành lối sống thân thiện với môi trường.
Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, cho biết chương trình này phát triển trên cơ sở của “Ngày hội tái chế chất thải”. Sau 10 năm thực hiện chương trình “Ngày hội tái chế chất thải”, Sở Tài nguyên và Môi trường nhận thấy rằng cần phải mở rộng hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Theo đó, bảo vệ môi trường không nên chỉ bó hẹp trong thói quen tái chế chất thải mà phải bao gồm hành động không xả rác bừa bãi, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch, hạn chế khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm, thực hiện phân loại rác tại nguồn… nên đã kiến nghị UBND TPHCM điều chỉnh thành “Ngày hội sống Xanh TPHCM”.
Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và gửi đến các sở ban ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện và đơn vị liên quan góp ý kế hoạch tổ chức ngày hội và hầu hết các đơn vị đều thống nhất chuyển đổi và mở rộng hình thức tuyên truyền, vận động cộng đồng nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, ngày hội sẽ được đa dạng bằng nhiều hoạt động như cuộc thi viết “Trải nghiệm sống Xanh”, sáng tác các đoạn phim, tiểu phẩm quảng bá về cách sống thân thiện với môi trường… Riêng tại ngày hội sống xanh, các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác môi trường và sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm là nông nghiệp hữu cơ, du lịch xanh, vật liệu xây dựng bền vững… sẽ có cơ hội trưng bày, giới thiệu sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng, cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố.
Trao đổi về vấn đề này, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM nhận xét, trên thị trường đang có sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa doanh nghiệp làm tốt công tác bảo vệ môi trường với những “doanh nghiệp đen”. Để tiết giảm chi phí sản xuất, những doanh nghiệp này đã không đầu tư hệ thống xử lý chất thải, hoặc có đầu tư nhưng chỉ để đối phó với cơ quan chức năng. Còn thực tế, họ vẫn cố tình lén lút xả thải ra môi trường. Ngược lại, với những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường phải tốn chi phí lớn để đầu tư hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Tuy nhiên, ở góc độ thị trường, người tiêu dùng hiện chưa phân biệt được đâu là sản phẩm do doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và đâu là sản phẩm của doanh nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, tâm lý chuộng sản phẩm có giá thành rẻ của người tiêu dùng cũng gây khó cho các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
Tạo môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp xanh
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp là giải pháp cần thiết. Đại diện Saigon Co.op cho rằng, để có thể tạo môi trường cạnh tranh giữa doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và “doanh nghiệp đen”, phải xây dựng tốt công tác nhận diện sản phẩm xanh và sản phẩm đen trên thị trường. Theo đó, cơ quan chức năng phải công khai danh sách những doanh nghiệp vi phạm môi trường. Đây sẽ là cơ sở để các hệ thống phân phối sản phẩm từ chối tiếp nhận hàng vào hệ thống phân phối. Song song đó, đẩy mạnh tuyên truyền đến cộng đồng, tạo điều kiện để người tiêu dùng nhận diện rõ sản phẩm của “doanh nghiệp đen”; từ đó, tẩy chay sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp gây ô nhiễm cho môi trường sống của chính mình.
Tuy nhiên, cùng với việc tăng cường nhận diện và khuyến khích ưu tiên sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, cần phải đánh thuế cao với những sản phẩm không thân thiện môi trường. Đại diện Công ty Bao bì Vafaco cho biết: “Chính phủ đã ban hành quy định thu thuế môi trường đối với bao bì nhựa không thân thiện môi trường. Theo đó, mức thuế áp dụng là 150% - 200%/giá bán 1kg bao bì không thân thiện môi trường. Thế nhưng, việc thực hiện không nghiêm, dẫn đến nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm bao bì không thân thiện môi trường vẫn không nộp mức thuế này. Vậy nếu so với sản phẩm bao bì thân thiện môi trường có giá thành cao hơn 50% giá thành của bao bì không thân thiện môi trường thì làm sao công ty có thể cạnh tranh được? Về lâu dài, điều này sẽ không thể khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất sản phẩm xanh”. Mặt khác, ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TPHCM, cho rằng, cần thiết phải có những chính sách hỗ trợ hơn cho doanh nghiệp xanh. Đơn cử, trong hoạt động xúc tiến thị trường của Chính phủ, nên ưu tiên cho doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Những doanh nghiệp có nhu cầu cải thiện hệ thống xử lý chất thải được hỗ trợ vốn ưu đãi hoặc được hỗ trợ kết nối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải với giá thành ưu đãi…
Theo các chuyên gia môi trường, các cơ quan chức năng cần phải tính toán đồng bộ giữa giải pháp tuyên truyển tăng cường nhận diện sản phẩm xanh với cộng đồng, song song với việc dựng rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm của “doanh nghiệp đen” hoặc sản phẩm không thân thiện với môi trường. Trước hết, cần thắt chặt việc thu thuế môi trường sản phẩm không thân thiện môi trường. Có như vậy mới khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất. Còn người tiêu dùng về lâu dài sẽ chuyển hướng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường hơn.