Trước đó, bà Ngô Thị Ngọc (ngụ thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea H’leo) đã có đơn gởi lên cơ quan chức năng tố cáo Thượng úy Lê Duy Tân có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, ngày 11-4, Thượng úy Tân vay bà Ngọc số tiền 330 triệu đồng để đáo hạn ngân hàng và thế chấp bằng Giấy chứng minh Công an nhân dân số 389-477.
Thời điểm vay tiền, Thượng úy Tân viết giấy vay mượn, hẹn ngày 30-4-2018 sẽ trả lại số tiền trên cho bà Ngọc. Đến ngày hẹn, bà Ngọc đã nhiều lần đòi lại số tiền nhưng cán bộ này đưa ra nhiều lý do, không chịu trả tiền. Do vậy bà Ngọc đã làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan chức năng tố cáo hành vi của cán bộ trên.
Theo lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk, đối với cán bộ, chiến sĩ trong ngành Công an nhân dân, để mất thẻ ngành, hay dùng các giấy tờ do ngành cấp để cầm cố là trái với quy định, phải xử lý nghiêm. Những cán bô, chiến sĩ khi ra khỏi ngành Công an thì tất cả thẻ ngành, giấy tờ do ngành cấp, quân hàm đều phải thu hồi theo quy định.
“Hiện cơ quan công an đã hướng dẫn bà Ngọc khởi kiện vụ việc ra tòa. Nếu cán bộ trên bỏ trốn thì bà Ngọc nên gởi đơn đến cơ quan điều tra công an tỉnh để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, vị này cho biết thêm.
Các tin, bài viết khác
-
Quảng Bình: Bắt giữ ô tô đầu kéo vận chuyển cây gỗ lớn
-
Quảng Bình: Xe 7 chỗ đấu đầu xe container, 5 người thương vong
-
Cháu bé 9 tuổi nhập viện trong tình trạng đa chấn thương đầu, bụng, gãy xương bàn tay..., nghi bị bạo hành
-
Kiểm tra quán karaoke lúc 2 giờ sáng, phát hiện 132 người dương tính với ma túy
-
Hai mẹ con chết và mất tích vì đuối nước trên biển Thiên Cầm, Hà Tĩnh
-
Hàng trăm người cật lực khống chế đám cháy ở xưởng gỗ Bình Định
-
Cháy xưởng gỗ ở khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định
-
Hỗn chiến và nổ súng khiến 5 người thương vong ở đường lên đèo Hải Vân
-
Xe khách va chạm với container, tài xế mắc kẹt trong cabin
-
Băng nhóm thực hiện hàng chục vụ trộm cắp xe máy ở TP Thủ Đức sa lưới