Con số trên là mục tiêu hướng tới vào năm 2020 trong lĩnh vực xanh hóa sản xuất được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại diễn đàn Chính sách cơ cấu và công nghiệp xanh cho Việt Nam do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức.
Chiến lược tăng trưởng xanh nhằm thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh. Năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu về giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP là 42 - 45%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là 80%, áp dụng công nghệ sạch hơn 50%. Để đạt mục tiêu trên, theo các chuyên gia, chúng ta cần hoàn thiện khung chính sách liên quan đến xanh hóa công nghiệp; trong đó, nghiên cứu và ban hành cơ chế chính sách kinh tế và tài chính về phục hồi, phát triển nguồn vốn tự nhiên; khung chính sách và kế hoạch hành động hỗ trợ phát triển công nghệ xanh. Việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch các ngành sản xuất dần hạn chế những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới cũng phải được chú trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải kiện toàn hệ thống quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Trung ương và các địa phương để thiết lập tổ chức quản lý hiệu quả. Ngoài ra, chính sách ưu đãi đối với nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển sản xuất; đồng thời hoạt động tái chế sử dụng các chất thải trong nước cũng nên tập trung đẩy mạnh.
H.M.
- Sản xuất sản phẩm xanh - tiềm năng đang cần được khai phá
Sản phẩm xanh là một khái niệm mới, nhưng được người tiêu dùng ngày càng quan tâm khi lựa chọn mua hàng hóa phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Đó là những sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu hoặc theo công nghệ thân thiện với môi trường. Điều đó cũng dễ hiểu vì môi trường đang là vấn đề nóng, đáng báo động mà nguyên nhân là mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng do việc thải khí thải và những chất khó phân hủy vào môi trường. Vì vậy, việc tạo ra những sản phẩm thay thế có tính thân thiện với môi trường đang là một xu thế chung, rất cần được khuyến khích để góp phần hướng đến phát triển bền vững. Không chỉ ở các nước phát triển, mà tại nhiều nước trên thế giới, tiêu dùng sản phẩm xanh đang là xu hướng chủ đạo. Người tiêu dùng hiện đại không chỉ muốn sử dụng sản phẩm có chất lượng tốt, mà còn yêu cầu sản phẩm phải an toàn và thân thiện với môi trường. Nhiều người sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua một sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ xanh hay từ nguồn nguyên liệu xanh chứ không sắm sản phẩm rẻ, lợi trước mắt nhưng hại lâu dài. Các nhà sản xuất sản phẩm xanh cũng nhận định rằng sản phẩm xanh tuy có giá cao hơn sản phẩm thông thường, nhưng có lợi ích toàn diện hơn, nhất là nếu xét về lâu dài.TPHCM là nơi năng động đi đầu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có việc nắm bắt thị trường tiềm năng để đầu tư kinh doanh, đổi mới ngành nghề, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với nhiều sản phẩm được dán nhãn xanh. Có thể nói đây là mảnh đất có nhiều tiềm năng, nhưng để khai phá có hiệu quả, cần có sự quan tâm, hỗ trợ từ nhiều phía, trong đó rất cần chính sách ưu đãi của Nhà nước. Về mặt tổng quan, cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia trên cơ sở các yêu cầu quốc tế và đặc thù của Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, phổ biến, nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường.
T.M.