Tiếp cận thuốc thiết yếu: Còn xa vời!

Thị trường dược phẩm Việt Nam đang phát triển đa dạng với hơn 22.000 sản phẩm. Tuy nhiên, người dân, nhất là người nghèo, phụ nữ và trẻ em mỗi khi ốm đau vẫn ít có cơ hội được tiếp cận với thuốc thiết yếu (TTY) do giá thuốc quá cao… Đây là những vấn đề được đặt ra tại hội thảo Tăng cường khả năng tiếp cận TTY tại Việt Nam do Bộ Y tế và WHO phối hợp tổ chức ngày 23-6 tại Hà Nội.Giá thuốc quá cao
Tiếp cận thuốc thiết yếu: Còn xa vời!

Thị trường dược phẩm Việt Nam đang phát triển đa dạng với hơn 22.000 sản phẩm. Tuy nhiên, người dân, nhất là người nghèo, phụ nữ và trẻ em mỗi khi ốm đau vẫn ít có cơ hội được tiếp cận với thuốc thiết yếu (TTY) do giá thuốc quá cao… Đây là những vấn đề được đặt ra tại hội thảo Tăng cường khả năng tiếp cận TTY tại Việt Nam do Bộ Y tế và WHO phối hợp tổ chức ngày 23-6 tại Hà Nội.

Giá thuốc quá cao

TS Jean Marc Olivé, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho rằng, trong nhiều năm qua, chính sách về TTY của Chính phủ Việt Nam và cơ quan y tế đã có những đóng góp đáng kể vào việc chăm sóc sức khỏe người dân. Nhiều loại TTY phục vụ khám chữa bệnh cơ bản đã được đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng ở các cơ sở y tế công lập, không xảy ra tình trạng thiếu thuốc.

Tuy nhiên, TS Jean Marc Olivé vẫn bày tỏ sự quan ngại khi việc tiếp cận TTY yếu đối với người dân còn khá hạn chế, nhất là người nghèo. “Thị trường dược Việt Nam hiện có tới hơn 22.000 mặt hàng thuốc được đăng ký, nhưng giá thuốc lại quá cao, trong khi danh mục TTY của Việt Nam chỉ dừng lại ở mức vài trăm loại. Đây chính là những rào cản và thách thức lớn đối với người dân trong việc tiếp cận TTY…”, TS Jean Marc Olivé nhấn mạnh.

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, có những bệnh nhân tiểu đường đang phải chi trả cho một liều Insulin với mức giá lên tới 17 USD, thậm chí có những loại TTY đặc trị giá thành lên tới 200 USD/liều.

Trưởng đại diện Jean Marc Olivé cũng chỉ rõ, nguyên nhân chính của tình trạng trên là việc kê đơn thuốc ở Việt Nam chưa có những quy định và kiểm soát chặt chẽ. Rất nhiều đơn thuốc được bác sĩ kê bất hợp lý, không kê tên thuốc gốc mà chủ yếu là kê tên thương mại các loại biệt dược, thuốc ngoại đã gây tiêu tốn rất nhiều nguồn lực tài chính của Chính phủ, cũng như người bệnh. Tại y tế tuyến huyện và xã, các loại TTY được sử dụng vẫn còn rất ít, buộc người bệnh phải mua tại các cửa hàng tư nhân với giá rất cao.

Quản lý giá thuốc đang làm đau đầu các nhà quản lý. Ảnh: TG.LÂM

Quản lý giá thuốc đang làm đau đầu các nhà quản lý. Ảnh: TG.LÂM

Tránh lạm dụng biệt dược

TS Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam cho biết, tính đến hết năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng ở Việt Nam đã lên tới hơn 1.696 triệu USD, tăng gần 19% so với năm 2008. Chi phí tiền thuốc bình quân đầu người cũng đã đạt mức 19,77 USD/năm, tăng hơn 3,3 USD so với năm 2008 và tăng 13,77 USD so với năm 2001. Tuy nhiên, đáng chú ý, trong tổng chi phí tiền thuốc năm vừa qua, giá trị thuốc sản xuất trong nước mới chỉ đạt được hơn 831 triệu USD.

Ông Cường nêu rõ, trong thời gian qua, đã có không ít công ty, doanh nghiệp dược trong nước đẩy mạnh sản xuất, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, nhưng rất ít doanh nghiệp đầu tư để sản xuất các loại thuốc chuyên khoa, đáp ứng cho nhu cầu gia tăng của một số bệnh mới phát sinh.

Để người dân được tiếp cận nhiều hơn với TTY, với mức giá hợp lý và sản phẩm chất lượng, TS Jean Marc Olivé khuyến cáo Việt Nam cần phải đa dạng hóa hơn nữa các loại hình cung ứng thuốc, đặc biệt cần nhanh chóng xây dựng một chính sách quốc gia toàn diện nhằm ưu tiên phát triển thuốc gốc và phổ cập TTY cho mọi người dân, đảm bảo đủ TTY cho trẻ nhỏ, phụ nữ và người nghèo. Cùng với đó, theo dõi và ban hành những quy định quản lý chặt chẽ về việc kê đơn thuốc, nhằm tránh tình trạng lạm dụng các loại biệt dược ngoại..

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết, Bộ Y tế và các đơn vị chức năng sẽ tiến hành xây dựng danh mục TTY trong nước có khả năng sản xuất, trong đó tập trung vào một số nguyên liệu hóa dược chủ đạo như kháng sinh và tá dược. Thực hiện các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá thuốc với các nhóm TTY mà Việt Nam chưa sản xuất được. Đồng thời tạo cơ chế chính sách thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho công tác nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc mới, thuốc đặc trị, biệt dược nhằm đáp ứng nhu cầu dược phẩm trong nước. 

TRUNG KIÊN

Tin cùng chuyên mục