Tiếp thị công nghệ

Mới đây, đề tài nghiên cứu thuốc Ruvintat đã được Công ty cổ phần Dược phẩm OPC tiếp nhận, tổ chức sản xuất sản phẩm. Đó là kết quả của quá trình tiếp thị và đàm phán với các đối tác trong hơn hai năm, thông qua tổ chuyên viên thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu. Điều ngạc nhiên, trước khi có tổ “giúp việc” này, thuốc Ruvintat và hàng chục đề tài nghiên cứu khác vướng phải các khó khăn về thủ tục lập quyền sở hữu trí tuệ, khả năng tiếp cận các đối tác sản xuất, định giá sản phẩm, visa lưu hành sản phẩm… mà không thương mại hóa được.

Mới đây, đề tài nghiên cứu thuốc Ruvintat đã được Công ty cổ phần Dược phẩm OPC tiếp nhận, tổ chức sản xuất sản phẩm. Đó là kết quả của quá trình tiếp thị và đàm phán với các đối tác trong hơn hai năm, thông qua tổ chuyên viên thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu. Điều ngạc nhiên, trước khi có tổ “giúp việc” này, thuốc Ruvintat và hàng chục đề tài nghiên cứu khác vướng phải các khó khăn về thủ tục lập quyền sở hữu trí tuệ, khả năng tiếp cận các đối tác sản xuất, định giá sản phẩm, visa lưu hành sản phẩm… mà không thương mại hóa được.

Thuốc Ruvintat - điều trị rối loạn mỡ trong máu, huyết áp cao là một điển hình. Thạc sĩ Dương Thị Mộng Ngọc (Trường Đại học Y Dược TPHCM) đã nghiên cứu thành công từ 17 năm trước và thử nghiệm lâm sàng trên hơn 400 bệnh nhân, cho kết quả khả quan. Nhưng từ thử nghiệm đến sản xuất đại trà là cả một câu chuyện dài, và ở đó Th.S Ngọc nhiều khi cảm thấy “tắc” đầu ra.

Bằng mối quan hệ và khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, các chuyên viên trong tổ thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu của Sở KH-CN TPHCM đã mang thuốc Ruvintat đến tiếp thị các hãng dược phẩm. Hơn hai năm đàm phán giá cả với các hãng dược lớn, cuối cùng kết quả nghiên cứu đã được Công ty cổ phần Dược phẩm OPC tiếp nhận. Cũng bằng cách làm tương tự, Bộ kit ELISA phát hiện nhanh dư lượng melamine trong sữa và thức ăn chăn nuôi của Th.S Bùi Quốc Anh cũng tìm được bến đỗ tại Công ty Thời Đại Xanh.

Anh Phạm Tấn Kiên, từng là thành viên của tổ thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu cho biết, ngay từ khi ra đời, tổ chuyên viên này đã mang lần lượt 6 đề tài nghiên cứu đến gõ cửa từng doanh nghiệp. Nhưng để doanh nghiệp tin, bản thân tổ chuyên viên phải thực hiện định giá, phối hợp với chủ nhiệm đề tài xây dựng kế hoạch cụ thể để thương mại hóa kết quả nghiên cứu, trong đó có tổ chức hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn…

Hai năm thực hiện thí điểm, tổ thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH-CN đã mang lại những thành công. Tỷ lệ kết quả KH-CN được chuyển giao đạt 34%. Riêng trong Ngày KH-CN Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức, Sở KH-CN TPHCM đã chuyển giao 24 kết quả cho 16 đơn vị.

Nhìn lại ngành KH-CN, mỗi năm, hàng ngàn tỷ đồng đã được chi để cho các nhà khoa học, trường, viện nghiên cứu. Thế nhưng, số kết quả nghiên cứu được doanh nghiệp sẵn lòng bỏ tiền mua lại chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn.

Một trong các nguyên nhân xuất phát từ việc nhà khoa học chưa được hỗ trợ đến nơi đến chốn. Như chuyện cách đây vài năm, bọ đậu đen vào đầu mùa mưa lại bay vào nhà gây khó chịu cho người dân tại các vùng trồng cao su của tỉnh Bình Dương. Người dân mua các loại thuốc diệt côn trùng có trên thị trường về phun nhưng chẳng hiệu quả. PGS-TS Hồ Sơn Lâm, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng tại TPHCM, đã chế tạo một loại thuốc đặt trị bọ đậu đen và chuyển giao cho tỉnh. Ấy vậy mà 5 năm sau ngày chuyển giao, kết quả này vẫn nằm im trong báo cáo với lý do chẳng tìm được đơn vị mua.

Biết rằng, để các đề tài nghiên cứu trở thành các sản phẩm thương mại không thể thiếu sự đầu tư kinh phí, tâm huyết của chính tác giả. Nhưng chính công nghệ cũng cần được tiếp thị rộng rãi và đúng cách. Việc đó phải có những chuyên gia am hiểu thị trường, có tầm ảnh hưởng đủ sức kêu gọi doanh nghiệp quan tâm.

GIA QUẢNG

Tin cùng chuyên mục