Đây là hoạt động thiết thực nhằm góp phần xây dựng lực lượng CNCH tinh nhuệ, có đủ khả năng về thể lực, kỹ thuật; sự mưu trí, lòng dũng cảm để xử lý các tình huống tai nạn, sự cố phức tạp có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống hàng ngày.
Tham gia cứu hộ vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng tại Lâm Đồng (năm 2015)
Đồng thời, kết hợp tổ chức các hoạt động phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) và CNCH với lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, PCCC chuyên ngành... Từ đó, thúc đẩy phong trào toàn dân tham gia PCCC, CNCH.
Nét đẹp lực lượng cứu hộ cảnh sát PCCC
Trong những năm qua, Cảnh sát PCCC TPHCM đã lập được nhiều thành tích trong công tác CNCH. Điển hình như vụ chìm tàu Dìn Ký tại tỉnh Bình Dương (năm 2011), vụ nổ nhà “ông Phương khói lửa” (năm 2013), vụ chìm tàu Hoàng Phúc (năm 2015), vụ sập giàn giáo công trình xây dựng tại quận 7 TPHCM (năm 2015), vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng tại Lâm Đồng (năm 2015). Trong 8 tháng đầu năm 2017, toàn TPHCM xảy ra 129 vụ cần CNCH và đã được lực lượng chuyên nghiệp cứu sống 109 người, tìm được 33 thi thể nạn nhân…
Thực hiện nhiệm vụ tại vụ sập giàn giáo công trình xây dựng tại quận 7 TPHCM (năm 2015)
Cứu hộ tại vụ nổ nhà “ông Phương khói lửa” (năm 2013)
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Bộ Công an), đánh giá: “Về công tác CNCH, có thể khẳng định, Cảnh sát PCCC TPHCM là địa phương đi đầu trong cả nước triển khai thực hiện nhiệm vụ này. Nhiều năm qua, Cảnh sát PCCC TP đã tổ chức thành công nhiều vụ CNCH trên địa bàn, cũng như hỗ trợ các địa phương khác làm tốt công tác này, thể hiện tính nhân văn cao cả, góp phần làm vơi nỗi đau của các gia đình nạn nhân… Qua công tác CNCH, lực lượng Cảnh sát PCCC TPHCM đã khẳng định được sự tin cậy của người dân khi cần CNCH các tình huống tai nạn, sự cố”.
Tìm kiếm nạn nhân vụ chìm tàu Dìn Ký tại tỉnh Bình Dương (năm 2011)