(SGGP).- Đó là ý kiến được nhiều nhà khoa học đề cập đến trong hội thảo khoa học bàn về giải pháp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ngày 20-8 tại TPHCM. Theo GS Hoàng Anh Tuấn, nguyên nhân chủ yếu khiến cho tình trạng môi trường TP càng cải thiện lại càng ô nhiễm là do biện pháp xử lý những trường hợp có hành vi vi phạm môi trường chưa kiên quyết. Cụ thể như Luật Bảo vệ môi trường cho phép đình chỉ khâu sản xuất phát sinh ô nhiễm của doanh nghiệp bằng cách cắt điện hay đình chỉ hoạt động sản xuất nhưng lại vướng Luật Điện lực và Luật Kinh tế chưa có quy định cho vấn đề này; Cảnh sát môi trường có quyền khởi tố những doanh nghiệp tái vi phạm môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng nhưng mức độ nghiêm trọng như thế nào lại chưa được cụ thể hóa bằng quy định…
Để giải quyết triệt để bài toán ô nhiễm môi trường, các nhà khoa học cho rằng phải cụ thể hóa hơn nữa những quy định xử phạt doanh nghiệp vi phạm xử lý môi trường; áp dụng các biện pháp mạnh về kinh tế như đóng cửa, rút giấy phép kinh doanh những doanh nghiệp tái vi phạm xử lý môi trường; buộc các doanh nghiệp ngay từ khâu đầu tư phải có phương án thiết kế giải pháp bảo vệ môi trường; có chính sách khuyến khích mô hình sản xuất, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường… và đặc biệt là phải phát huy vai trò của cảnh sát môi trường trong việc thanh tra và xử phạt.
A.V.
Các tin, bài viết khác
-
TPHCM tiếp tục nắng nóng trong 3 ngày tới
-
Lại lo ngập khi vào mùa mưa
-
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới suy yếu dần thành một vùng áp thấp
-
Ưu tiên vốn đầu tư giao thông khu vực Nam bộ
-
102 triệu USD giúp doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm năng lượng
-
Nâng cao năng lực dự báo và phòng chống thiên tai
-
TPHCM kiến nghị Bộ KH-ĐT đầu tư 36 dự án chống ngập
-
Biển Đông xuất hiện áp thấp nhiệt đới đầu tiên trong năm 2017
-
Đổi đất lấy hạ tầng chỉ dành cho trường hợp cấp bách
-
Năm nay có khoảng 13 - 15 cơn bão