Công văn của Tổng cục Hải quan nêu rõ, đã nhận được các phản ánh, vướng mắc như doanh nghiệp và một số cơ quan báo chí đã nêu. Do vậy, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố 4 nội dung cụ thể như sau.
Thứ nhất, về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thực hiện theo đúng quy định tại các Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia năm 2013; Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2009; Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1994; Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 và hướng dẫn tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát bằng các biện pháp nghiệp vụ, không kiểm tra tràn lan, chỉ kiểm tra thực tế trên cơ sở đánh giá rủi ro, xác định hàng quá cảnh có dấu hiệu vi phạm cụ thể. Khi làm thủ tục xuất quá cảnh tại cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan kiểm tra, đối chiếu thông tin, nếu phát hiện phương tiện chứa hàng, niêm phong hải quan có dấu hiệu không đảm bảo nguyên trạng, phương tiện vận chuyển đi không đúng lộ trình, thời gian, tắt tín hiệu định vị thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa.
Thứ tư, các đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, trường hợp phát hiện công chức, lãnh đạo đơn vị thực hiện không đúng thì xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định.