TPHCM xác định tiếp tục phát triển theo hướng dịch vụ công nghiệp là trọng tâm. Việc phát triển nông nghiệp gắn liền với đô thị không phải nhằm mục tiêu trực tiếp đảm bảo an ninh lương thực mà phải theo hướng hiệu quả kinh tế cao, trở thành trung tâm giống cây, con cho vùng, trung tâm sản xuất cây kiểng, cá kiểng của cả nước...
Tuy nhiên, hiện nay ở TPHCM đang tồn tại bất cập là quỹ đất dành cho lĩnh vực dịch vụ - công nghiệp rất ít. Theo đó, trong cơ cấu sử dụng đất của TPHCM năm 2016, diện tích đất nông nghiệp gần 115.500ha, chiếm hơn 55% tổng diện tích đất của TP. Thế nhưng khu vực này đóng góp chưa đến 1% GRDP cho TPHCM. Trong khi đó, diện tích đất dành cho dịch vụ - công nghiệp chỉ gần 14.265ha, chiếm 6,8% nhưng đóng góp hơn 83% GRDP.
Theo tính toán của UBND TPHCM, giá trị gia tăng trên 1ha đất dịch vụ - công nghiệp gấp 813 lần giá trị tăng thêm trên 1ha đất nông nghiệp. Như vậy, để có thu nhập bằng GRDP của toàn bộ khu vực nông nghiệp thì chỉ cần diện tích đất dịch vụ - công nghiệp bằng 1/2‰ đất nông nghiệp hiện nay (vào khoảng 142ha, tương đương 1 khu công nghiệp trung bình). Do đó, nếu chuyển mục đích sử dụng 1/4 đất nông nghiệp để phát triển dịch vụ - công nghiệp (khoảng 28.875ha, tương đương 14% quỹ đất của TP) sẽ tạo tiền đề về đất để GRDP có thể tăng thêm khoảng 1,68 lần. Khi đó, quỹ đất dành cho nông nghiệp vẫn còn chiếm 41% quỹ đất của TPHCM (86.623ha), đất dịch vụ - công nghiệp bằng 20,6% quỹ đất TPHCM (khoảng 43.200ha).
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng bị khai trừ Đảng
-
Bia Sài Gòn chung tay góp sức cho biển đảo quê hương Việt Nam
-
Lập quỹ nhà tái định cư, phục vụ chỉnh trang đô thị
-
Gỡ vướng xây dựng trên đất nông nghiệp
-
Mở đường sông, thông đường bộ
-
Bạch Đằng là bến trung tâm của buýt đường sông
-
TPHCM lập điểm cố định đón taxi
-
Mở đường trên cao vào sân bay Tân Sơn Nhất có khả thi?
-
Giải pháp chống ngập hiệu quả nhanh
-
Để siêu bơm chống ngập hiệu quả, an toàn