TPHCM: Nhiều công trình xây dựng đã tính đến khả năng động đất

Trận động đất 8,9 độ richter mới xảy ra tại Nhật Bản đã gây nên cảnh tàn phá kinh hoàng. TPHCM tuy không nằm trong khu vực có khả năng bị động đất cao, tuy nhiên  khả năng xảy ra động đất không phải không có. Năm 2002, trận động đất 4,8 độ richter đã xảy ra tại Bà Rịa – Vũng Tàu là lời cảnh báo vấn đề trên. Chính vì vậy, từ nhiều năm qua, trong thiết kế xây dựng của nhiều công trình trên địa bàn thành phố đã có tính đến khả năng thích ứng với tình huống này.
TPHCM: Nhiều công trình xây dựng đã tính đến khả năng động đất

Trận động đất 8,9 độ richter mới xảy ra tại Nhật Bản đã gây nên cảnh tàn phá kinh hoàng. TPHCM tuy không nằm trong khu vực có khả năng bị động đất cao, tuy nhiên  khả năng xảy ra động đất không phải không có. Năm 2002, trận động đất 4,8 độ richter đã xảy ra tại Bà Rịa – Vũng Tàu là lời cảnh báo vấn đề trên. Chính vì vậy, từ nhiều năm qua, trong thiết kế xây dựng của nhiều công trình trên địa bàn thành phố đã có tính đến khả năng thích ứng với tình huống này.

Cầu Phú Mỹ có khả năng chịu động đất đến 7 độ richter. Ảnh: KIM NGÂN

Cầu Phú Mỹ có khả năng chịu động đất đến 7 độ richter. Ảnh: KIM NGÂN

Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn thuộc dự án xây dựng đại lộ Đông-Tây là một minh chứng. Theo ông Vương Hoàng Thanh, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án xây dựng đại lộ Đông-Tây, công trình đã được các tư vấn thiết kế với khả năng chịu đựng được động đất tới 6 độ richter. Việc thiết kế này đã được đặt ra ngay khi công trình được triển khai xây dựng từ những năm 2007-2008.

Không nằm sâu dưới lòng sông Sài Gòn như hầm Thủ Thiêm nhưng các hạng mục trụ, mố, dầm của gần 20 cây cầu trên tuyến và cầu vượt kênh Tàu Hủ-Bến Nghé thuộc dự án xây dựng đại lộ Đông-Tây cũng được thiết kế với khả năng chịu động đất tương tự. Gần đại lộ Đông-Tây, cầu Phú Mỹ-cây cầu được đầu tư theo hình thứ BOT, vượt sông Sài Gòn nối quận 2 và quận 7 đã từng phải thiết kế lại khi trong thiết kế này không có các tiêu chí thích ứng với khả năng động đất.

Ông Nguyễn Thành Thái, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ cho biết, đây là yêu cầu của TP ngay khi một vài khu vực của TPHCM bị ảnh hưởng nhẹ bởi dư chấn động đất xảy ra ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cách nay vài năm. Kinh phí để thiết kế và xây dựng các hạng mục phát sinh này không hề nhỏ, lên tới 69 tỷ đồng  (số tiền được tính trong thời gian 2006-2007) song lãnh đạo TP đã cương quyết chỉ đạo phải bổ sung nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trong tình huống có động đất xảy ra.

Công tác đầu tư xây dựng hệ thống metro tuy mới trong giai đoạn chuẩn bị và thiết kế một vài tuyến nhưng yêu cầu công trình phải đảm bảo an toàn khi động đất xảy ra đã là một trong những tiêu chí bắt buộc phải thực hiện ở ngay khâu thiết kế xây dựng, ông Lê Toàn, Phó Giám đốc chuyên trách giao thông, Sở Giao thông Vận tải TPHCM khẳng định. Những tiêu chí này sẽ được tính toán cụ thể tùy vào vị trí của các tuyến metro trong bản đồ phân vùng động đất do Bộ Xây dựng thực hiện. Theo bản đồ này, TPHCM không nằm trong khu vực có khả năng động đất cao do vậy chỉ những công trình cao tầng, những công trình có quy mô lớn… khi xây dựng mới phải tính đến khả năng thích ứng với động đất. 

Đồng chí Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM cho biết, cách nay nhiều năm, TPHCM đã triển khai thực hiện rất nghiêm theo bản đồ này. Ngoài các công trình giao thông lớn nêu trên, công tác đầu tư xây dựng các công trình nhà ở và nhiều công trình kiến trúc khác như tòa nhà Bitexco, cùng hàng loạt cao ốc… đều đã được xây dựng với thiết kế thích ứng được với động đất. Thậm chí một số cao ốc đã xây dựng trước khi có bản đồ phân vùng động đất của Bộ Xây dựng, sau này tính toán lại nếu nằm trong khu vực có khả năng bị ảnh hưởng của động đất đều phải gia cố lại theo các tiêu chí xây dựng của Bộ Xây dựng. Việc phân loại xây dựng theo vùng như vậy, theo ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, là nhằm đảm bảo khả năng thích ứng với động đất một cách tốt nhất song vẫn tiết kiệm được chi phí xây dựng vì đây là một chi phí không nhỏ.

Lúc 21giờ 35 ngày 26-8-2002, động đất đã xảy ra tại khu vực dãy núi Dinh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khu vực thị xã Bà Rịa, huyện Tân Thành và TP Vũng Tàu đều rung động. Các nhà khoa học đã đo được cường độ của trận động đất này là 4,8 độ richter. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ xảy ra trong vòng 5 giây. Giám đốc Sở Khoa học - Môi trường tỉnh cho biết, khả năng phát sinh động đất là do Vũng Tàu nằm trên giao điểm hai vết nứt gãy ở phía Tây Bắc - Đông Nam TP Vũng Tàu - Tonglesap và mũi Dinh đảo Phú Quốc. Trung tâm động đất cách TP Vũng Tàu khoảng 20km về phía ngoài khơi, ở độ sâu 10km.

Nguyễn Khoa

Tin cùng chuyên mục