Trai làng sáng chế máy làm bún

Nhằm giảm bớt nặng nhọc, khó khăn của nghề làm bún, anh Trần Ngọc Lễ, ở thôn Tây Phong Lộc, xã Nam Phong, TP Nam Định đã nghiên cứu, cải tiến máy móc phục vụ sản xuất. Từ giữa 2009 đến nay, anh Lễ đã sản xuất 40 máy làm bún, cung cấp cho các hộ làm bún tại Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa… với giá 76 triệu đồng/chiếc (chưa tính phí vận chuyển, chuyển giao công nghệ).
Trai làng sáng chế máy làm bún

Nhằm giảm bớt nặng nhọc, khó khăn của nghề làm bún, anh Trần Ngọc Lễ, ở thôn Tây Phong Lộc, xã Nam Phong, TP Nam Định đã nghiên cứu, cải tiến máy móc phục vụ sản xuất. Từ giữa 2009 đến nay, anh Lễ đã sản xuất 40 máy làm bún, cung cấp cho các hộ làm bún tại Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa… với giá 76 triệu đồng/chiếc (chưa tính phí vận chuyển, chuyển giao công nghệ).

Trước đó, vào năm 2006, anh Lễ bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo dây chuyền làm bún khép kín. Đến cuối năm 2009, chiếc máy làm bún do anh thiết kế đã hoàn thiện. Theo đó dây chuyền sản xuất bún có các máy xay, ép, nhào… bột được sắp xếp trên khung sắt lần lượt theo từng công đoạn, bột, bún được vận chuyển qua các ống dẫn, băng chuyền...

Anh Trần Ngọc Lễ bên chiếc máy làm bún.

Anh Trần Ngọc Lễ bên chiếc máy làm bún.

Với hệ thống máy này, bột sau khi xay không phải ngâm nước lâu mà đưa thẳng vào máy ép khô. Bột khô không phải luộc, đưa vào máy nhào, trộn với bún thành phẩm (gọi là bún “mồi”) để tạo độ dẻo. Bột nhuyễn được nối với ống ép sợi bún, ép xuống bể nước sôi. Sau khi bún chín, nổi lên mặt nước sẽ tự động được băng chuyền chuyển qua bể làm lạnh, đưa ra ngoài thành bún thành phẩm.

Trước đây, từ hạt gạo ra bún mất tới 5 ngày, nay nhờ thiết bị này chỉ trong một buổi là xong. Cụ thể, chỉ trong 3 giờ, 2 nhân công có thể sản xuất được trên dưới 5 tạ bún. Nhờ máy này, thu nhập của người làm bún cũng lên đến 20 triệu đồng/người/năm nên  nhiều hộ dân nơi đây đã vươn lên làm giàu.

KIÊN GIANG

Tin cùng chuyên mục