Đổ sắt xuống biển để giảm khí thải CO2

Các nhà khoa học Anh đang chuẩn bị thực hiện một dự án thí nghiệm mang tính đột phá - “đổ sắt xuống biển” - với hy vọng sẽ giảm được lượng khí thải CO2 trong bầu khí quyển Trái đất. Các nhà khoa học tại Trung tâm Hải dương học Quốc gia thuộc Đại học Southampton, Anh sẽ sử dụng tàu biển và máy bay để rải dung dịch sunphát sắt (FeSO4) trên diện tích 10.000km² ở các vùng biển Nam cực trong vòng 5 năm.

Các nhà khoa học Anh đang chuẩn bị thực hiện một dự án thí nghiệm mang tính đột phá - “đổ sắt xuống biển” - với hy vọng sẽ giảm được lượng khí thải CO2 trong bầu khí quyển Trái đất. Các nhà khoa học tại Trung tâm Hải dương học Quốc gia thuộc Đại học Southampton, Anh sẽ sử dụng tàu biển và máy bay để rải dung dịch sunphát sắt (FeSO4) trên diện tích 10.000km² ở các vùng biển Nam cực trong vòng 5 năm.

Lượng sunphát sắt khoảng 600 tấn/năm này sẽ kích thích sự phát triển của các loại tảo, để trong quá trình sinh trưởng chúng sẽ hấp thụ khí CO2 – thủ phạm gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính. Khi các loại vi thực vật này chết đi, chúng sẽ chìm xuống và lưu giữ khí CO2 dưới đáy đại dương trong vòng hơn 50 năm.

Theo các tính toán khoa học, dự án trị giá khoảng 70 triệu bảng Anh này có thể giúp hấp thụ hàng tỷ tấn khí CO2 mỗi năm, tương đương với 12% tổng lượng khí thải CO2 do con người tạo ra. Các doanh nghiệp rất ủng hộ dự án này, bởi nó kinh tế hơn nhiều so với giải pháp cắt giảm lượng khí CO2 thải vào môi trường.

K.Minh

Tin cùng chuyên mục