Trong vòng cô lập

"Người châu Âu đã khiến Tổng thống Hollande bị cô lập" là tiêu đề rao trang nhất của báo Le Figaro của Pháp trong số ra cuối tuần qua. Còn tờ The World Outline bình luận “Đây là hậu quả khi điện Elysée quyết định chơi với các nước lớn”. Sau việc Nghị viện Anh phản đối chính phủ tham gia vào chiến dịch “trừng phạt” chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định tham khảo ý kiến của Quốc hội, Chính phủ Pháp rơi vào tình thế hết sức tế nhị và bị cô lập bên cạnh Mỹ tại Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20). Yêu cầu mạnh mẽ của Tổng thống Pháp Hollande về một sự can thiệp và trừng phạt quân sự Syria đã bị hội nghị G-20 cương quyết từ chối và kế hoạch của ông Hollande về một “liên minh quốc tế chống Syria” đang đối mặt với sự bế tắc.

"Người châu Âu đã khiến Tổng thống Hollande bị cô lập" là tiêu đề rao trang nhất của báo Le Figaro của Pháp trong số ra cuối tuần qua. Còn tờ The World Outline bình luận “Đây là hậu quả khi điện Elysée quyết định chơi với các nước lớn”. Sau việc Nghị viện Anh phản đối chính phủ tham gia vào chiến dịch “trừng phạt” chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định tham khảo ý kiến của Quốc hội, Chính phủ Pháp rơi vào tình thế hết sức tế nhị và bị cô lập bên cạnh Mỹ tại Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20). Yêu cầu mạnh mẽ của Tổng thống Pháp Hollande về một sự can thiệp và trừng phạt quân sự Syria đã bị hội nghị G-20 cương quyết từ chối và kế hoạch của ông Hollande về một “liên minh quốc tế chống Syria” đang đối mặt với sự bế tắc.

Khó khăn vây quanh Tổng thống Hollande ở cả các cấp độ quốc gia và quốc tế. Trong bối cảnh bị cô lập trên trường quốc tế, tại quốc hội thì căng thẳng về việc nên hay không mở một cuộc bỏ phiếu hậu thuẫn cho việc tấn công Syria, Tổng thống Hollande tiếp tục nhận thêm một tin xấu. Kết quả cuộc thăm dò dư luận do hãng Ifof vừa thực hiện cho nhật báo Le Figaro cho biết có đến 64% người dân Pháp được hỏi phản đối can thiệp quân sự vào Syria. Trước đó, tỷ lệ người Pháp phản đối tấn công Syria thường dao động từ 41%-49%. Quan điểm của người Pháp thay đổi có thể vì đã quá chán nản và lo ngại bị sa lầy như cuộc chiến tại Iraq, Libya trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước chẳng sáng sủa gì, tỷ lệ thất nghiệp quốc gia lên đến 10,9%.

Sự phản đối mạnh mẽ của dư luận đã làm trầm trọng thêm sự chia rẽ giữa các tầng lớp chính trị và mâu thuẫn trong nội bộ đảng Xã hội. Tuy nhiên, bỏ ngoài tai mọi phản đối, Tổng thống Pháp Hollande dường như vẫn giữ quyết định sẽ hành động. Bước kế tiếp của ông Hollande sẽ cử Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian đến gặp những người đồng cấp châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh các Bộ trưởng Ngoại giao châu Âu nhằm thuyết phục họ thành lập “liên minh rộng lớn hơn”.

Việc Pháp hăng hái can thiệp vào Syria không đơn giản là những lý do đạo đức. Quyết định của Pháp tất nhiên còn dựa vào tương lai an ninh năng lượng của Pháp và các mối quan hệ chính trị và kinh tế tiềm năng với phe đối lập ở Syria mà chính phủ Pháp thừa nhận hỗ trợ chống lại Tổng thống Assad.

Bên cạnh đó, có một điều chắc chắn là sự ủng hộ của Pháp với Mỹ trong vấn đề Syria sẽ tiếp thêm động lực cho Mỹ khi mà các đồng minh lớn như Anh, Đức hay NATO đều không ủng hộ họ. Việc tuyên bố ủng hộ Mỹ không đầy 24 giờ sau khi Anh tuyên bố rút lui không tiến hành tấn công Syria như là một lời nhắn của Tổng thống Hollande đến Tổng thống Obama rằng: đã đến lúc Washington nên đặt niềm tin vào Paris như là một đồng minh thân thiết trong việc giải quyết các xung đột quốc tế. Rõ ràng, sự lùi bước của người Anh trong vấn đề Syria lại là cơ hội để Pháp cải thiện vị thế của mình.

Song trong lúc này, chính phủ Pháp không chỉ thất bại khi thuyết phục các nước lớn ủng hộ can thiệp quân sự vào Syria, mà Tổng thống Hollande còn trở thành con tin của Mỹ và biến thành chủ đề đàm tiếu của dư luận trong và ngoài nước. Nước Pháp đang lạc lõng!

HẠNH CHI

Tin cùng chuyên mục