Trung Quốc ngăn chặn quốc tế bàn về biển Đông

Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào đầu tháng 9 ở Hàng Châu, Trung Quốc trong bối cảnh tình hình biển Đông tiếp tục căng thẳng do các hành động của Trung Quốc gây ra. Tuy nhiên, là nước chủ nhà, Trung Quốc không muốn nêu vấn đề này trong hội nghị.
Trung Quốc ngăn chặn quốc tế bàn về biển Đông

Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào đầu tháng 9 ở Hàng Châu, Trung Quốc trong bối cảnh tình hình biển Đông tiếp tục căng thẳng do các hành động của Trung Quốc gây ra. Tuy nhiên, là nước chủ nhà, Trung Quốc không muốn nêu vấn đề này trong hội nghị.

Các máy bay B-1, B-2 và B-52 của Mỹ cùng diễn tập tại đảo Guam

Vận động Ấn Độ nói không với biển Đông

Nguyên nhân Trung Quốc không muốn hồ sơ biển Đông được nêu lên là do nước này lo ngại bị chỉ trích sau khi phớt lờ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) về cái gọi là “đường 9 đoạn” bất hợp pháp của Trung Quốc ở biển Đông.

Do vậy, theo báo The Diplomat, Trung Quốc đã cố gắng vận động để loại hồ sơ này ra khỏi hội nghị. Ngoài việc kêu gọi chung là hội nghị nên tập trung trên các vấn đề khác quan trọng hơn, Bắc Kinh còn tìm cách thuyết phục các nước lớn, đặc biệt Ấn Độ, một nước quan trọng trong nhóm G20, để đảm bảo sao cho New Delhi im lặng trên hồ sơ biển Đông nhân hội nghị sắp tới.

Tờ báo nói trên có trụ sở tại Nhật Bản cho rằng, trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 12 đến 14-8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tới Ấn Độ nhằm gây sức ép để Ấn Độ không nêu vấn đề biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh G20. Tuy nhiên, chính sách của Thủ tướng Narendra Modi là can dự mạnh mẽ hơn vào hồ sơ biển Đông và New Delhi luôn luôn khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ quyền tự do hàng hải và tự do thương mại ở biển Đông. Vì vậy, Ấn Độ không dễ dàng chiều theo ý muốn của Trung Quốc.

Ngoài Ấn Độ, Trung Quốc đang lo ngại Mỹ có thể sẽ nêu lên vấn đề biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh G20. Nếu Mỹ nêu lên, thì có khả năng được Nhật Bản, Ấn Độ và có thể là cả Australia ủng hộ.

Mỹ diễn tập cùng lúc 3 máy bay B-52, B-1 và B-2

Theo Business Insider, ngày 17-8, Mỹ đã tạo nên bước ngoặt lịch sử khi cùng lúc diễn tập cả 3 máy bay ném bom B-52, B-1 và B-2 tại căn cứ không quân Andersen ở Guam. Đây là cuộc diễn tập chuẩn bị cho cuộc tập trận ở biển Đông và khu vực Đông Bắc Á sắp tới. B-52, B-1, B-2 là những máy bay ném bom hạt nhân răn đe. Chỉ huy chiến lược Mỹ (STRATCOM) cho biết những máy bay này có khả năng hoạt động liên tục không dừng tại Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn các hoạt động xâm lược trong khu vực này. Chuẩn tướng không quân Mỹ Douglas Cox nói: “Nhiệm vụ này đã chứng minh cam kết của Mỹ hỗ trợ an ninh toàn cầu và khả năng khởi động một lực lượng phòng thủ chiến lược đáng tin cậy”.

Mỹ điều 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 đến Guam hôm 9-8 để tiến hành các hoạt động huấn luyện với các quốc gia đối tác trong khu vực. Đến ngày 15-8 Mỹ điều thêm một số máy bay ném bom B-1 cùng hơn 300 nhân viên quân sự đến Guam chuẩn bị thay thế cho đội máy bay ném bom B-52. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) hiện có khoảng 360.000 quân nhân với phạm vi hoạt động từ Ấn Độ đến California, từ Nam Cực đến Bắc Cực. 

Giáo sư Renaud Girard, nhà nghiên cứu địa chính trị, giảng viên trường Đại học Khoa học chính trị Paris trong bài trả lời phỏng vấn báo Le Figaro cho rằng, Trung Quốc hiện đang tiến hành một chính sách vũ lực không thể chấp nhận được trên biển Đông. Tất cả các cường quốc châu Á đều lo ngại các hành động của Trung Quốc. Theo ông Girard, vị chủ Nhà Trắng sắp tới sẽ phải giải quyết một hồ sơ Trung Quốc phức tạp hơn nhiều so với ông Obama.

Philippines đã chính thức tiếp nhận một trong 10 tàu tuần tra do Nhật Bản cung cấp thông qua khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức nhằm tăng cường năng lực biển của Manila. Tàu đa năng dài 44m, sẽ mang tên BRP Tubbataha và được biên chế cho lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines. Tàu do Tập đoàn Marine United Corp. của Nhật Bản đóng tại Yokohama. Ngoài các tàu biển, Nhật Bản cũng nhất trí cho Philippines thuê 5 máy bay huấn luyện TC-90 của lực lượng phòng vệ biển.

THỤY VŨ (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục