Tự động hóa hệ thống thu mua, giúp nông dân nâng cao chất lượng sữa

Từ giữa tháng 10 năm 2012, FrieslandCampina Việt Nam (FCV) đã bắt đầu đưa hệ thống tự động hóa thu mua và định giá sữa vào áp dụng cho các hộ nông dân giao sữa cho công ty. Hệ thống này mang lại nhiều lợi ích cho nông dân và công ty trong quá trình thu mua, quản lý nâng cao chất lượng sữa.
Tự động hóa hệ thống thu mua, giúp nông dân nâng cao chất lượng sữa

Từ giữa tháng 10 năm 2012, FrieslandCampina Việt Nam (FCV) đã bắt đầu đưa hệ thống tự động hóa thu mua và định giá sữa vào áp dụng cho các hộ nông dân giao sữa cho công ty. Hệ thống này mang lại nhiều lợi ích cho nông dân và công ty trong quá trình thu mua, quản lý nâng cao chất lượng sữa.

  • Tăng cường tính minh bạch, chính xác, tiện lợi

Với hệ thống này, mỗi nông trại, nông dân giao sữa cho FCV sẽ được cấp một thẻ giao nhận sữa với mã số riêng. Toàn bộ thông tin từ những lần giao sữa của mỗi hộ sẽ được ghi nhận và lưu lại một cách tự động theo mã số này, từ kết quả cân đo khối lượng, lấy mẫu, cho đến kết quả các xét nghiệm, phân tích đánh giá chất lượng, cũng như kết quả định giá, số tiền sữa, tiền thưởng tương ứng mà hộ nông dân giao sữa sẽ được nhận cho từng lô sữa mà họ giao đến. Các thông tin này được cập nhật và đồng bộ tức thì cho toàn hệ thống và sau đó sẽ được nông dân theo dõi qua website sau khi được cấp tài khoản truy cập mạng cũng như được công ty thông tin định kỳ cho từng người nông dân bằng các tin nhắn qua điện thoại di động. Hệ thống này cũng cho phép FrieslandCampina Việt Nam theo dõi được số lượng và chất lượng sữa thu mua được của từng trang trại, từng hộ nông dân, làm cơ sở để giúp nông dân ngày càng nâng cao chất lượng sữa, đồng thời có thể truy được xuất xứ nguồn nguyên liệu sữa khi cần thiết.

Thu mua và định giá sữa cho nông dân qua hệ thống tự động của FrieslandCampina VN

Thu mua và định giá sữa cho nông dân qua hệ thống tự động của FrieslandCampina VN

Để triển khai được hệ thống thu mua sữa tự động, FrieslandCampina Việt Nam đã đầu tư hơn 6 tỷ đồng cho việc lắp đặt, bao gồm các thiết bị phần cứng và các phần mềm chuyên dụng được thiết kế riêng, phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và cung cấp bởi các nhà sản xuất uy tín. Ông Lưu Văn Tân, Giám đốc Chương trình Phát triển ngành sữa của Cô Gái Hà Lan phấn khởi cho biết: “Tuy chỉ mới bắt đầu triển khai, nhưng người nông dân tỏ ra rất phấn khởi khi sử dụng hệ thống này. Họ không còn phải mất nhiều thời gian ghi chép, lưu giữ giấy tờ như trước đây, không sợ bị nhầm lẫn, sai sót hay thất thoát chứng từ, vì toàn bộ đều được ghi nhận, lưu trữ tự động trên hệ thống. Tiện lợi nhất là họ có thể kiểm tra thông tin sữa mà mình đã bán cho công ty bất kỳ lúc nào, rõ ràng và minh bạch, từ số lượng, chất lượng cho đến giá cả, mức tiền thưởng… Những tiến bộ trong việc nâng cao chất lượng sữa của từng hộ nông dân, từng trang trại cũng sẽ được công ty ghi nhận kịp thời. Điều này sẽ động viên người nông dân tập trung nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở mức cao nhất cho sản phẩm sữa tươi mà họ sản xuất và cung cấp cho công ty”.

  • Giúp nông dân nâng cao chất lượng sữa

Trước đó, đầu năm 2012, trong khuôn khổ Chương trình Phát triển ngành sữa bền vững mà FrieslandCampina Việt Nam đã thực hiện trong suốt 16 năm qua, công ty cũng đã hỗ trợ nông dân áp dụng mô hình “Thực hành chăn nuôi bò sữa tốt” (Good Dairy Farming Practices – GDFP) theo khuyến cáo của FAO, cùng Hệ thống kiểm soát và đảm bảo chất lượng sữa tươi được thiết lập dựa trên nền tảng ISO 22000, với những công cụ kiểm soát chặt chẽ, xuyên suốt trong chuỗi thu mua sữa (từ trang trại đến nhà máy) nhằm tiếp tục giúp nông dân ngày càng nâng cao khả năng tự kiểm soát và sản xuất ra sữa tươi an toàn, chất lượng cao. Chất lượng vệ sinh và an toàn của nguồn sữa tươi của nông dân trong chuỗi cung ứng của FrieslandCampina tại Việt Nam hiện đã vươn lên hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Chẳng hạn như chỉ tiêu tổng tạp trùng trong sữa tươi nguyên liệu hiện đã đạt được mức dưới 300.000 cfu/ml.

Với phương châm “Cùng tạo lập giá trị chung”, FrieslandCampina Việt Nam đang từng bước góp phần giúp nông dân “nâng cao trình độ sản xuất ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao” theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về “nông nghiệp, nông dân và nông thôn” cũng như góp phần vào sự hình thành và phát triển một ngành công nghiệp sữa bền vững cho Việt Nam. 

TH

Tin cùng chuyên mục