Từ World Cup đến Olympic 2016

Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff khẳng định, khi trận chung kết World Cup 2014 khép lại, Chính phủ của bà ưu tiên đầu tư cho Olympic 2016 sẽ bắt đầu tại Rio de Janiero 2 năm nữa. Hiện tại, tiến độ chuẩn bị cho Thế vận hội đã đạt 40% và mọi thứ cần được thúc đẩy nhanh hơn.

Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff khẳng định, khi trận chung kết World Cup 2014 khép lại, Chính phủ của bà ưu tiên đầu tư cho Olympic 2016 sẽ bắt đầu tại Rio de Janiero 2 năm nữa. Hiện tại, tiến độ chuẩn bị cho Thế vận hội đã đạt 40% và mọi thứ cần được thúc đẩy nhanh hơn.

Bà Rousseff một lần nữa cho biết việc tổ chức World Cup và Olympic không liên quan gì đến tương lai chính trị của bà và những khoản đầu tư cho World Cup dù rất cao nhưng cũng là động lực để thúc đẩy kinh tế cũng như hình ảnh Brazil. Theo ước tính, Brazil chỉ phải bỏ ra 1,5 tỷ USD để tổ chức Olympic khi sẽ tận dụng cơ sở vật chất từ World Cup tại các thành phố như Rio và Belo Horizonte.

Sau khi tổ chức thành công World Cup 2014, Brazil đang hướng đến Olympic 2016.

Sau khi tổ chức thành công World Cup 2014, Brazil đang hướng đến Olympic 2016.

Theo đánh giá của hãng Goldman Sachs, việc tổ chức cùng lúc 2 sự kiện lớn gần nhau sẽ đem đến cho Brazil thêm 1% sự giàu có trong ngân khố. 11 tỷ USD bỏ ra cho World Cup là khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử, nhưng ở một đất nước yêu bóng đá như Brazil, việc xây dựng thêm sân bóng không phải là lãng phí khi khả năng sử dụng cao hơn nhiều nếu so với các sân bóng tại Nam Phi cách đây 4 năm, hay việc Trung Quốc phải đầu tư đến hơn 10 tỷ USD cho thế vận hội 2008.

Giới quan sát cũng đánh giá, nguy cơ thất bại của bà Rousseff trong kỳ bầu cử tháng 10 tới cũng không cao. Ở Brazil, bóng đá không liên quan nhiều đến chính trị khi đa số người nghèo yêu bóng đá thì lại không quan tâm nhiều đến các vấn đề của chính phủ. Đơn cử như năm 1998, đội Brazil thất bại tại Pháp thì đảng xã hội Brazil vẫn thắng cử, nhưng đến năm 2002, Brazil vô địch thì đảng này lại thất bại. Vậy nên, thất bại của Brazil tại World Cup 2014 chỉ là nỗi thất vọng của người hâm mộ.

Thách thức lớn nhất với Brazil chính là sự thay đổi của bóng đá để tiếp tục duy trì sự lạc quan mà người dân đã có trong thời gian World Cup. Đến nay, Brazil chưa từng đoạt HCV môn bóng đá tại Olympic, như vậy sẽ có thêm áp lực. Vì thế, theo Bộ trưởng thể thao Brazil, ông Aldo Rebelo thì chính thất bại tại World Cup là một bài học đắt giá để bóng đá Brazil có thể thay đổi: “Không có thời gian để hối hận. Chúng tôi đã “xuất khẩu” cầu thủ quá nhiều đến mức không còn giữ được tài nguyên quý giá cho chính mình. Tôi tin rằng, Quốc hội và Chính phủ phải có điều luật riêng để bảo vệ bóng đá Brazil”.

CHU NGỌC

Những con số tại World Cup 2014

0 - Hà Lan là đội duy nhất không tung được cú sút nào trong 90 phút thi đấu chính thức trong trận bán kết với Argentina và sau đó, họ thua ở loạt sút luân lưu. Họ cũng là đội đã không để thua trong giờ đấu chính thức.

2 - Lần đầu tiên có 2 đội châu Phi lọt vào vòng knock-out là Algeria và Nigeria, nhưng cả 2 đều không vào được vòng tứ kết.

2,7 - Là tỷ lệ bàn thắng bình quân mỗi trận tại World Cup 2014, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 2,37 bàn của World Cup 2010.

4 - Là số tháng bị cấm hoạt động bóng đá của tiền đạo Luis Suarez (Uruguay) sau hành động cắn đối thủ. Ngoài ra, anh này còn bị cấm thi đấu 9 trận đấu quốc tế chính thức trong màu áo tuyển quốc gia.

7 - Đó là số bàn thua của Brazil trong trận bán kết. Đây là thất bại nặng nhất của Brazil trong lịch sử tham dự World Cup.

8 - Đức là đội có số lượng cầu thủ ghi bàn nhiều nhất với 8 người.

10 - Là số thẻ đỏ, ít nhất kể từ World Cup 1986 (8 thẻ, nhưng khi đó chỉ có 24 đội dự giải).

16 - Đó là số bàn thắng của Klose (Đức) trong lịch sử World Cup. Anh vượt qua kỷ lục 15 bàn của Ronaldo. Đây cũng là số lần cứu thua trong một trận đấu của thủ môn Tim Howard (Mỹ).

70km - Đây là chiều dài di chuyển trong 6 trận đấu của tiền vệ Wesley Sneijder, năm nay đã 30 tuổi.

53.018 - Là số khán giả trung bình đến sân vận động xem World Cup 2014.

400 triệu USD - Là số tiền FIFA trả cho các đội tham dự World Cup. 32 đội tham gia đều nhận được 8 triệu USD và con số này tăng thêm nếu vào sâu - đội vô địch (35 triệu USD). Trung bình mỗi cầu thủ nhận 2.800 USD mỗi ngày thi đấu và số tiền này được trả cho CLB đang sở hữu cầu thủ.

11 tỷ 600 triệu USD là số tiền Brazil bỏ ra để tổ chức World Cup.

YẾN PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục