Tuyển sinh ĐH-CĐ 2012: Quan tâm đến những quy định mới

(SGGP).– Ngày 5-3, tại TPHCM, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyển sinh ĐH-CĐ 2012 cho 63 sở GD-ĐT trên cả nước. Tại buổi tập huấn, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã tập trung phân tích, giải thích rõ những quy định mới trong Quy chế tuyển sinh năm 2012.
Tuyển sinh ĐH-CĐ 2012: Quan tâm đến những quy định mới

(SGGP).– Ngày 5-3, tại TPHCM, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyển sinh ĐH-CĐ 2012 cho 63 sở GD-ĐT trên cả nước. Tại buổi tập huấn, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã tập trung phân tích, giải thích rõ những quy định mới trong Quy chế tuyển sinh năm 2012.

Chuyên viên tuyển sinh Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh tìm hiểu quy định mới về Quy chế tuyển sinh 2012.

Chuyên viên tuyển sinh Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh tìm hiểu quy định mới về Quy chế tuyển sinh 2012.

Theo Bộ GD-ĐT, cán bộ thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi tại các tỉnh, thành phố cần lưu ý những điểm mới: ở mục số 2, phần ghi mã ngành đào tạo thí sinh phải ghi theo đúng quy định 6 chữ số và một ký tự (ĐH ghi D, CĐ ghi C), đồng thời thí sinh phải ghi thêm chuyên ngành; thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 4 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có nguyện vọng học tại Trường ĐH Vinh hoặc các trường ĐH tại Hà Nội và TPHCM được dự thi tại cụm thi Vinh; Cụm thi Hải Phòng dành cho thí sinh có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng và Quảng Ninh có nguyện vọng học tại Trường ĐH Hàng hải (Hải Phòng) và những trường ĐH trên địa bàn Hà Nội.

Về điểm ưu tiên, theo quy định mới chỉ áp dụng khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh như sau: mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1 điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 điểm. Như vậy, năm 2012 Bộ GD-ĐT bỏ quy định đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1 điểm nhưng không quá 1,5 điểm và quy định các trường dành chỉ tiêu tuyển sinh để đào tạo theo địa chỉ sử dụng, các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 nhưng không quá 1 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu được giao.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng bổ sung quy định về chính sách ưu tiên đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo như sau: Những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ) nếu học 3 năm cuối cấp và tốt nghiệp THPT tại 62 huyện này thì hiệu trưởng các trường xem xét quyết định xét tuyển thẳng vào đại học (phải học bổ sung kiến thức một năm trước khi vào học chính thức).

Cũng theo Bộ GD-ĐT, lệ phí đăng ký dự thi, lệ phí thi năm nay là 80.000 đồng/hồ sơ với thí sinh thi tự luận (các khối A, B, C, D, A1) và 250.000 đồng/hồ sơ với khối thi năng khiếu.

T.Hùng

Tin cùng chuyên mục