Ưu tiên cho xe buýt lưu thông

Nói đến hạn chế xe cá nhân là phải nói ngay thêm đến phát triển vận tải hành khách công cộng nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại chính đáng của người dân. Chính vì vậy, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau để góp phần đẩy mạnh hoạt động vận tải hành khách công cộng ở TPHCM.

Nói đến hạn chế xe cá nhân là phải nói ngay thêm đến phát triển vận tải hành khách công cộng nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại chính đáng của người dân. Chính vì vậy, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau để góp phần đẩy mạnh hoạt động vận tải hành khách công cộng ở TPHCM.

TPHCM nên nhanh chóng và mạnh dạn học tập kinh nghiệm của thủ đô Jakarta (Indonesia) về “đường dành riêng cho xe buýt”. Trước đây, thủ đô Jakarta cũng là một thủ đô xe máy và tốc độ gia tăng xe cá nhân chóng mặt. Trước tình hình cấp bách không thể kiểm soát nổi phương tiện cá nhân, mà cũng không thể cấm người dân sử dụng phương tiện cá nhân được, chính quyền thủ đô đã mạnh dạn quyết định mở 2 tuyến “đường dành riêng cho xe buýt” trục Bắc - Nam và Đông – Tây.

Lúc đầu ý thức của người dân còn thấp, để tách riêng làn xe buýt ra khỏi các làn xe khác, cần xây dựng dải phân cách cứng (nhằm phòng ngừa phản đối của người dân đi lấn sang làn xe buýt dành riêng). Khi “đường dành riêng cho xe buýt” đưa vào sử dụng với nhiều ưu thế (tốc độ nhanh, luôn chủ động được thời gian, không bị ảnh hưởng môi trường - sức khỏe đảm bảo hơn, không phải bận tâm gửi xe - trông xe, không bị tâm lý kẹt xe gây ức chế…).

Trong khi đó các làn xe khác lưu thông với tốc độ rất chậm, thậm chí kẹt cứng đứng im nhìn xe buýt dành riêng chạy. Thời gian đầu người dân đã rất bức xúc và phản đối bằng cách ném cả cà chua, trứng thối, rác bẩn vào làn xe dành riêng cho xe buýt. Nhưng một thời gian sau dân chúng hiểu ra rằng: chính quyền làm thế cũng chỉ vì lợi ích cộng đồng và họ đã tự nguyện bỏ dần phương tiện cá nhân và tham gia đi xe buýt có đường dành riêng, lượng xe cá nhân đã giảm đi một cách đột biến. Khi lượng xe cá nhân giảm dần, chính quyền có nhiều thuận lợi để mở rộng loại hình “đường dành riêng cho xe buýt” trên các tuyến khác và có điều kiện tổ chức lại giao thông cho từng khu vực.

Hiện nay, xe buýt TPHCM chạy chung với dòng xe hỗn hợp gây rất nhiều bất lợi cho xe buýt. Đã đến lúc TPHCM mạnh dạn áp dụng loại hình “đường dành riêng cho xe buýt” và trước mắt cũng nên áp dụng trên 2 trục Bắc - Nam và Đông - Tây của thành phố.

Cần nghiên cứu ưu tiên xây dựng đầu tư một tuyến vận chuyển hành khách hiện đại (mới mẻ đối với người dân Việt Nam) để thu hút tính “đi thử rồi quen” và cũng là thăm dò, sau đó nhân rộng trên các tuyến khác; đó là loại hình vận chuyển bằng “xe điện một ray đi trên cao - monorail”.

Trong giai đoạn này chỉ nên phát triển monorail ở cự ly ngắn như tuyến sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố, vì hướng này khách du lịch nhiều, họ có thể vừa ngắm nhìn thành phố vừa không sợ kẹt xe, vừa chủ động thời gian làm việc, giao dịch.

ThS. NGUYỄN NHƯ TRIỂN
Phó giám đốc TTNC kinh tế miền Nam
Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tin cùng chuyên mục