Ưu tư hậu festival

Ngay thời điểm diễn ra Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ 1 - Bạc Liêu năm 2014, một lượng thông tin trên các phương tiện truyền thông  khổng lồ nói về Bạc Liêu đã được phát đi. Đó là một festival nhiều ấn tượng, đậm đà bản sắc Nam bộ được triển khai trên một không gian hoành tráng, lộng lẫy, giàu truyền thống văn hóa.

Ngay thời điểm diễn ra Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ 1 - Bạc Liêu năm 2014, một lượng thông tin trên các phương tiện truyền thông  khổng lồ nói về Bạc Liêu đã được phát đi. Đó là một festival nhiều ấn tượng, đậm đà bản sắc Nam bộ được triển khai trên một không gian hoành tráng, lộng lẫy, giàu truyền thống văn hóa.

Thế rồi, khi không khí lễ hội còn lan tỏa khắp nơi, niềm vui vẫn còn đậu trên mắt người Bạc Liêu, nhiều cán bộ của tỉnh chưa kịp ngủ một giấc ngon sau mấy tháng trời vất vả chuẩn bị cho ngày hội lịch sử của quê hương mình thì nỗi buồn, niềm ưu tư ập đến. Đó là khi xuất hiện luồng dư luận: “Bạc Liêu tiêu tốn đến 2.000 tỷ đồng cho Festival Đờn ca tài tử”. Nhiều tờ báo thay đổi thông tin 180°, từ khen nức nở chuyển sang lên án, nào là lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu tiêu tiền của dân còn hơn Công tử Bạc Liêu, đổ tiền xây dựng một số công trình văn hóa lãng phí; nào là con đường đi lên từ văn hóa của Bạc Liêu xem ra rất khập khiễng, rằng chưa thấy festival nào xấu tệ như Festival Bạc Liêu…

“Đầu dây mối nhợ” là con số 2.000 tỷ đồng, một con số ác nghiệt, làm mất thiện cảm của nhiều tờ báo đối với Bạc Liêu, làm bức xúc dư luận cả nước. Quả thật, trong lúc nhân dân còn nghèo, bệnh viện còn thiếu giường nằm… mà xài hoang phí đến 2.000 tỷ đồng thì thật là đáng lên án. Thế nhưng đến giờ tôi không muốn bàn đến 2.000 tỷ đồng này nữa, bởi hai năm đã rõ mười. Lãnh đạo tỉnh, Ban tổ chức Festival đã chính thức thông báo và nhiều tờ báo đã thông tin, rằng: Trong 26 công trình dự án ấy chỉ có 2 công trình trị giá gần 300 tỷ đồng trực tiếp phục vụ festival; số còn lại có 10 công trình do tư nhân đầu tư, 14 công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Nhưng thôi đôi co làm gì, với tôi còn những điều sâu sắc hơn cần được bộc bạch. Khi được Chính phủ giao tổ chức festival quốc gia, khi được 21 tỉnh thành ủy thác sứ mệnh, Đảng bộ, Chính quyền Bạc Liêu đã ý thức được nhiệm vụ vừa quan trọng vừa nặng nề này. Nó nặng nề tới cỡ, đó là một lễ hội lịch sử, chưa từng xảy ra ở Bạc Liêu và Bạc Liêu cũng chưa từng tổ chức một sự kiện lớn lao như thế. Còn ý thức trách nhiệm thì Bạc Liêu hiểu đầy đủ, lãnh đạo tỉnh đã nói trên các báo rồi: “Bản sắc văn hóa của Nam bộ là lợi thế sức mạnh của Nam bộ, tổ chức Festival Đờn ca tài tử Nam bộ là làm sâu sắc thêm lợi thế, sức mạnh của Nam bộ”. Và thước đo sự kiện Festival quốc gia Bạc Liêu chính là sự thành công của nó. GS-TS Trần Văn Khê phát biểu: “Theo ý kiến của cá nhân tôi, lễ hội thành công ấn tượng, lần đầu tiên trong đời mình tôi được sống trong không gian trọn vẹn của đờn ca tài tử. Ngồi ở bất kỳ nơi nào ở Bạc Liêu thời điểm ấy, tôi đều nghe âm thanh và thấy sắc màu của đờn ca tài tử. Cái hồn văn hóa của dân tộc phủ trùm lên mọi ngõ ngách Bạc Liêu tạo nên hình ảnh đẹp mắt”.

PHAN TRUNG NGHĨA

Tin cùng chuyên mục