Tường thuật trực tiếp kỳ họp thứ 8 QH khóa 11

Vẫn là chuyện lãng phí tài sản công tràn lan

Vẫn là chuyện lãng phí tài sản công tràn lan

Sau 2 ngày thảo luận Dự thảo Luật Nhà ở và Luật phòng chống tham nhũng, chiều 25-10, QH bước vào phiên thảo luận Dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Mở đầu phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đọc báo cáo giải trình tiếp thu , chỉnh lý Dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Vẫn là chuyện lãng phí tài sản công tràn lan ảnh 1

Từ các ý kiến đóng góp của ĐBQH và nhân dân, một trong các nội dung được dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí  bổ sung đó là quy định về vấn đề “hoa hồng”. Theo đó, người được cơ quan, tổ chức giao mua sắm phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc, tài sản khác hoặc thanh toán dịch vụ, nếu có khoản “hoa hồng” thì phải kê khai, nộp lại cơ quan, tổ chức để quản lý, sử dụng cho hoạt động chung. Việc quản lý, sử dụng các khoản “hoa hồng” từ mua sắm, thanh toán dịch vụ phải công khai, minh bạch. Nghiêm cấm giữ lại khoản “hoa hồng” để sử dụng sai mục đích.

Về tên Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, theo các ý kiến, đã nêu đầy đủ hai lãnh vực có liên hệ mật thiết là tiết kiệm và chống lãng phí. Nhiều ý kiến đóng góp về phạm vi điều chỉnh: Nhà nước và dân cư cũng được tiếp thu và bổ sung... để trình QH xem xét và thông qua. Mời click vào để nghe audio

Bước vào phần thảo luận, ĐB Nguyễn Thị Hồng Vy (Sơn La) cho rằng, đưa trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào Luật, là không hợp lý. Bởi thực tế, người đứng đầu bộ, ngành không thể và không có thời gian để quản lý vấn đề này. Về quy định xe công cho cán bộ, bà Hồng Vy đề nghị đưa thêm chi tiết "chức danh chức vụ kết hợp với địa bàn dân cư". Mời click vào để nghe audio

ĐB Trần Viết Quốc (Quảng Trị) nói: hiện trạng đào lấp trong xây dựng cơ bản đang là nỗi bức xúc của dư luận. Đề nghị phải đưa vào Luật để chấm dứt việc chồng chéo trong đào lập này. Trong các dự án thi công công trình, đề nghị đơn vị chức năng phổ biến việc các công việc như giải phóng mặt bằng, tái định cư. Mời click vào để nghe audio

ĐB Đinh Thị Ninh (Sơn La) đề nghị cần phải coi gây lãng phí là vi phạm pháp luật. Và đã gây lãng phí thì phải bồi thường. Lãng phí gây thiệt hại lớn thì xếp vào hình sự. Tuy nhiên,  trong vấn đề này cũng phải coi việc lãng phí gây mức độ thiệt hại như thế nào để có biện pháp xử lý, chế tài phù hợp. Mời click vào để nghe audio

Vẫn là chuyện lãng phí tài sản công tràn lan ảnh 2

ĐB Bùi Thị Trung Hà (Hà Nam) lại cho rằng, những quy định trong Luật mà chỉ mang tính kêu gọi chung chung thì nên đưa ra khỏi Luật. Mời click vào để nghe audio

ĐB Lý Kim Khánh (Cà Mau) đồng tình với ý kiến của ĐB Nguyễn Thị Sáu, đồng thời đề nghị cần quy định rõ hơn vai trò của quần chúng và báo chí trong tuyên truyền, vận động, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Theo bà không nên đưa việc tiết kiệm chống lãng phí trong tiêu dùng của nhân dân vào luật, mà chỉ nên khuyến khích, phát động phong trào, kêu gọi nhân dân thực hành tiết kiệm. Mời click vào để nghe audio

Quan tâm đến chống lãng phí trong khu vực Nhà nước, ĐB Phạm Thế Duyệt (Hải Dương) cho rằng đây là công tác phải đựơc tiến hành thường xuyên. Vì thế, theo ông Phạm Thế Duyệt, cần phải có những quy định thật cụ thể, chi tiết thì mới duy trì, khuyến khích được công tác này. "Ngay như có chế độ khuyến khích những công trình khoa học, đó cũng là chống lãng phí khi những công trình khoa học thiết thực không bị xếp vào "ngăn kéo"- ông Duyệt nói. Mời click vào để nghe audio

ĐB Nguyễn Văn Phát (Thanh Hóa) đề nghị trong công khai các khoản chi thu, chi thu đúng mục đích cũng cần quy định rõ hơn và quan trọng là phải có chế tài. ĐB này tỏ ý không tin tưởng việc tiết kiệm sẽ được thực hiện tốt, khi cứ tổ chức hội thảo, hội nghị tràn lan như hiện nay, mà trong đó, có nhiều hội nghị chả mang lại hiệu quả thực tế gì cả và tiêu tốn biết bao kinh phí. Mời click vào để nghe audio

ĐB Nguyễn Nghiễm (Bình Phước) băn khoăn tính khả thi về phạm vi điều chỉnh, bởi theo ông Nghiễm, rất khó thực hiện được những yêu cầu tiết kiệm trong lễ tang, lễ cuới hỏi ở những vùng xa, vùng sâu, miền núi. Trong khi đó, theo ông Nghiễm, những điều về thực hành tiết kiệm được quy định trong luật rất khó thực hiện, bởi không có chế tài. Theo ông Nghiễm, không đưa phạm vi điều chỉnh trong nhân dân vào Luật, mà chỉ cần thể hiện các nội dung này trong các các hương ước, điều lệ của thôn, ấp... gắn liền với công tác xây dựng khu dân cư văn hóa. Mời click vào để nghe audio

Vẫn là chuyện lãng phí tài sản công tràn lan ảnh 3

Theo ĐB Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng), lãng phí lớn nhất là lãng phí trong sử dụng con người. Ví dụ đào tạo đại học ra để đánh máy chữ. Rồi sách giáo khoa in ra chỉ để sử dụng một lần, lãng phí quá. Ở Đà Nẵng hàng năm phải bù lỗ khoảng 400 triệu đồng cho việc in thơ; 3 tỷ đồng cho các cơ quan, ban ngành đi học tiếng Anh, để rồi khoản tiếng Anh đó cũng chẳng bao giờ được sử dụng và sách thơ cũng chỉ để biếu nhau. Vậy mà, khi thành phố cắt những khoản chi phí trên thì lại bị phản ứng quyết liệt. Mời click vào để nghe audio

Đóng góp thêm về đối tượng điều chỉnh, ĐB Nguyễn Thạc Nhượng (Bắc Ninh) đề nghị bỏ cụm từ "tài nguyên", bởi đối tượng điều chỉnh là con người chứ tài nguyên "không có nghĩa vụ chấp hành". ĐB này  đồng tình với quy định người sử dụng phương tiện đi lại của cơ quan, tổ chức vào việc riêng phải trả tiền. Theo ông Nhượng, việc làm này là “phù hợp với thực tế ở nước ta”, cơ quan quản lý xe sẽ thu lại được những chi phí mà từ trước tới nay chưa thu được. Mời click vào để nghe audio

ĐB Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) đi vào phân tích và đề nghị xem xét việc giám sát thực hiện Luật cần đi đôi với xử lý nghiêm minh, bên cạnh đó, cần bổ sung thêm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ông Thái còn đề nghị cần có quy định chi tiết hơn về việc cá nhân, tổ chức phải bồi thường khi gây lãng phí cho nhà nước, để khi Luật đi vào thực hiện được thuận lợi. Mời click vào để nghe audio

Tin cùng chuyên mục