Bia đá tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám được công nhận là di sản tư liệu thế giới

(SGGP). – Ngày 9-3, ông Phạm Sanh Châu, Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam cho biết, trong hội nghị thường niên của Ủy ban UNESCO vừa họp tại Macau, Trung Quốc, bia đá tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tôn vinh là di sản tư liệu thế giới.
Bia đá tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám được công nhận là di sản tư liệu thế giới

(SGGP). – Ngày 9-3, ông Phạm Sanh Châu, Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam cho biết, trong hội nghị thường niên của Ủy ban UNESCO vừa họp tại Macau, Trung Quốc, bia đá tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tôn vinh là di sản tư liệu thế giới.

Bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Ông Phạm Sanh Châu cho biết, trong cuộc họp lần này, Ủy ban UNESCO đã xem xét 12 hồ sơ và đã quyết định bỏ phiếu cho 8 hồ sơ, trong đó có hồ sơ Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê - Mạc (1442 - 1779). 82 bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là những tấm bia tiến sĩ duy nhất ở Việt Nam và thế giới có bài ký ghi lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài. Tính hiếm có và không thể thay thế nằm ở nội dung, cách thức và điều kiện dựng bia, ở những giá trị về lịch sử, mỹ thuật, ảnh hưởng xã hội của tấm bia. 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội rất đặc sắc không đâu có được.

Đó không chỉ là nơi lưu danh những người đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779) mà những tấm bia này còn nói lên được nhiều điều về đời sống, xã hội, về bối cảnh chính trị và đáng quý hơn cả, tinh thần của mấy thế kỷ trước so với ngày nay còn nguyên tính thời sự. Mỗi dòng chữ trên 82 tấm bia đá là nguồn sử liệu vô cùng quý giá giúp chúng ta nghiên cứu về con người và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Quý Đức, Đặng Đình Tướng...

Bên cạnh đó, mỗi tấm bia không đơn thuần chỉ là một văn bản mà còn là một tác phẩm nghệ thuật với những hoa văn trang trí cầu kỳ, tính cách điệu cao với nhiều chủ đề hoa lá, mây, trăng, long, ly, quy, phượng. Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật đã coi đây như một tư liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật và điêu khắc Việt Nam từ thế kỷ 15 đến 18.

Vĩnh Xuân

Tin cùng chuyên mục