Họ đang chờ xếp hàng để làm lại giấy tờ định cư.
Đến 9 giờ 30, sở cảnh sát làm việc, số người xếp hàng lên tới gần 1.000 người. Không ít người thấp thỏm không biết có đến lượt khi hết giờ làm việc vào buổi chiều hay không. Họ là những người có giấy tờ định cư hợp lệ từ nhiều năm qua. Nhưng giờ đây, mỗi khi phải đi gia hạn thẻ cư trú, họ phải thức cả đêm ở ngoài trời để xếp hàng, chờ đợi.
Anh Liu, 30 tuổi, một kỹ sư người Trung Quốc có hợp đồng làm việc dài hạn, đến đây từ 3 giờ sáng. Anh vô cùng bất ngờ khi mình không nằm trong số những người xếp hàng đầu tiên. Để có giấy tờ hợp lệ làm việc, cứ 3 tháng một lần, anh phải trở lại đây để gia hạn giấy tờ. Mỗi lần như vậy, anh lại phải nghỉ cả một ngày làm việc. Hôm trước, anh Liu phải đợi đến 5 giờ, gần đến lượt thì hết giờ làm việc của sở và đành phải về tay không. “Chẳng có lựa chọn nào khác, phải chấp nhận thôi”, anh Liu ngao ngán nói.
Trường hợp như anh Liu không phải là hiếm, mỗi ngày có cả trăm người bỏ cả ngày làm việc chỉ để xếp hàng, rồi cuối cùng chẳng được việc gì. Murrielle làm việc cho một công ty an ninh và việc xếp hàng cả ngày trời thế này đe dọa đến công ăn việc làm của anh. “Ông chủ tôi đã cảnh báo đây là lần thứ 3 và cũng là lần cuối cùng ông ấy cho tôi được nghỉ cả ngày để lo giấy tờ”, Murrielle bức xúc chia sẻ. Trong khi đó, ông Mohand, 76 tuổi, người Algeria, định cư ở Pháp từ năm 1962, nay đã về hưu. Ông cho biết đã phải ở trong tình trạng không giấy tờ suốt nửa năm qua vì sở cảnh sát không gia hạn thẻ cư trú 10 năm cho ông. Không có giấy tờ thì ông không đi lại được, nhất là khi cần về quê nhà thăm người thân…
Sở cảnh sát Nanterre cho biết thực trạng quá tải này trở nên trầm trọng từ tháng 6-2017 và không chỉ có ở Nanterre mà còn ở khắp các sở cảnh sát trong khu vực Paris và vùng phụ cận. Thế rồi tình trạng hàng dài người xếp hàng để làm giấy tờ khiến một loại hình dịch vụ xuất hiện: dịch vụ bán chỗ xếp hàng. Một chỗ có giá dao động từ 150 - 300 EUR...
“Pháp, mảnh đất nồng hậu ư? Một sự giả dối”, Sultana, 27 tuổi, đến làm giấy tờ cùng mẹ của mình, nói với vẻ giận dữ trước khi ra về vì không thể kiên nhẫn khi trước mặt đã là hàng dài người đang nhích từng bước chậm chạm. Mus, 32 tuổi, người Algeria, nhận được học bổng nghiên cứu sinh chuyên ngành y khoa của Pháp, cũng phải hòa vào dòng người xếp hàng từ 3 giờ sáng và mỉa mai rằng: “đây là điều hấp dẫn nhất của nước Pháp”. Nhiều ý kiến phản đối gay gắt cho rằng cách làm việc của hệ thống công quyền khiến họ bị tổn thương, cảm thấy bị coi thường, khinh rẻ. Thấu hiểu khó khăn mà những người như anh Liu, ông Mohand hay cô Sultana phải đối mặt, tờ Liberation đã gọi những con người khổ sở vì giấy tờ định cư này là những “người bị hành chính Pháp xử tệ”.
Anh Liu, 30 tuổi, một kỹ sư người Trung Quốc có hợp đồng làm việc dài hạn, đến đây từ 3 giờ sáng. Anh vô cùng bất ngờ khi mình không nằm trong số những người xếp hàng đầu tiên. Để có giấy tờ hợp lệ làm việc, cứ 3 tháng một lần, anh phải trở lại đây để gia hạn giấy tờ. Mỗi lần như vậy, anh lại phải nghỉ cả một ngày làm việc. Hôm trước, anh Liu phải đợi đến 5 giờ, gần đến lượt thì hết giờ làm việc của sở và đành phải về tay không. “Chẳng có lựa chọn nào khác, phải chấp nhận thôi”, anh Liu ngao ngán nói.
Trường hợp như anh Liu không phải là hiếm, mỗi ngày có cả trăm người bỏ cả ngày làm việc chỉ để xếp hàng, rồi cuối cùng chẳng được việc gì. Murrielle làm việc cho một công ty an ninh và việc xếp hàng cả ngày trời thế này đe dọa đến công ăn việc làm của anh. “Ông chủ tôi đã cảnh báo đây là lần thứ 3 và cũng là lần cuối cùng ông ấy cho tôi được nghỉ cả ngày để lo giấy tờ”, Murrielle bức xúc chia sẻ. Trong khi đó, ông Mohand, 76 tuổi, người Algeria, định cư ở Pháp từ năm 1962, nay đã về hưu. Ông cho biết đã phải ở trong tình trạng không giấy tờ suốt nửa năm qua vì sở cảnh sát không gia hạn thẻ cư trú 10 năm cho ông. Không có giấy tờ thì ông không đi lại được, nhất là khi cần về quê nhà thăm người thân…
Sở cảnh sát Nanterre cho biết thực trạng quá tải này trở nên trầm trọng từ tháng 6-2017 và không chỉ có ở Nanterre mà còn ở khắp các sở cảnh sát trong khu vực Paris và vùng phụ cận. Thế rồi tình trạng hàng dài người xếp hàng để làm giấy tờ khiến một loại hình dịch vụ xuất hiện: dịch vụ bán chỗ xếp hàng. Một chỗ có giá dao động từ 150 - 300 EUR...
“Pháp, mảnh đất nồng hậu ư? Một sự giả dối”, Sultana, 27 tuổi, đến làm giấy tờ cùng mẹ của mình, nói với vẻ giận dữ trước khi ra về vì không thể kiên nhẫn khi trước mặt đã là hàng dài người đang nhích từng bước chậm chạm. Mus, 32 tuổi, người Algeria, nhận được học bổng nghiên cứu sinh chuyên ngành y khoa của Pháp, cũng phải hòa vào dòng người xếp hàng từ 3 giờ sáng và mỉa mai rằng: “đây là điều hấp dẫn nhất của nước Pháp”. Nhiều ý kiến phản đối gay gắt cho rằng cách làm việc của hệ thống công quyền khiến họ bị tổn thương, cảm thấy bị coi thường, khinh rẻ. Thấu hiểu khó khăn mà những người như anh Liu, ông Mohand hay cô Sultana phải đối mặt, tờ Liberation đã gọi những con người khổ sở vì giấy tờ định cư này là những “người bị hành chính Pháp xử tệ”.