Ngoài kênh vốn từ ngân hàng, các công ty tài chính ra đời đã góp phần giải quyết nhu cầu lớn về tín dụng tiêu dùng của người dân, nhất là những đối tượng có thu nhập trung bình và thấp, không đủ điều kiện tiếp cận vốn vay ngân hàng. Những gói vay tiêu dùng dạng này thường thu hút các cặp vợ chồng trẻ, người lao động, người kinh doanh tự do, sinh viên năm cuối… Bạn Nguyễn Minh Tiến, ngụ chung cư Thiên Hòa, đường Âu Cơ, quận Tân Phú, TPHCM, cho biết cách đây vài tháng vợ chồng Tiến quyết định ký hợp đồng vay 50 triệu đồng của một công ty tài chính để mua tivi, nội thất cho căn hộ chung cư vừa mua. Thời hạn vay 1 năm, thủ tục vay chỉ cần chứng minh nhân dân, hộ khẩu và bản chứng minh thu nhập, không thế chấp. Tiền vay nhận được ngay sau 1 ngày kể từ khi ký hợp đồng... Thủ tục tuy đơn giản và nhanh hơn ngân hàng nhưng theo Tiến lãi suất vẫn còn quá cao.
Phản ánh từ Tiến cũng là của phần lớn người vay tiền tại các công ty tài chính hiện nay. Tuy nhiên, theo phân tích của ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), không thể so sánh mức lãi suất sản phẩm cho vay tín chấp tiêu dùng của các công ty tài chính với lãi suất của ngân hàng thương mại được, vì đó là những sản phẩm khác nhau, có một số yếu tố đóng góp vào giá khoản vay tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính nên giá sản phẩm cao hơn so với hệ thống ngân hàng thương mại. Cụ thể, chi phí đầu vào nguồn vốn cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thường cao hơn so với chi phí huy động vốn của ngân hàng thương mại; trong khi chi phí bù đắp rủi ro của khoản vay, lãi suất sẽ tỷ lệ thuận với rủi ro. Ngoài ra, cho vay tiêu dùng tín chấp có rủi ro cao, nên lãi suất phải cao hơn so với cho vay tiêu dùng có tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại. Chưa kể, giá trị của khoản vay nhỏ lẻ, kỳ hạn vay ngắn (khoảng từ 6 - 8 tháng, thậm chí 4 - 5 tháng) dẫn đến các chi phí thẩm định, chi phí đòi nợ, chi phí quản lý khoản vay, chi phí phục vụ tính trung bình trên một đơn vị vốn vay sẽ cao hơn bình thường…
Các phân tích từ cơ quan chức năng cho thấy, tổng quy mô tín dụng tiêu dùng Việt Nam hiện đạt mức 960.000 tỷ đồng. Trong đó, nhóm công ty tài chính có quy mô tín dụng tiêu dùng đạt mức 74.000 tỷ đồng và là nhóm có tốc độ tăng dư nợ tín dụng tiêu dùng cao nhất (bình quân lên tới 44% trong nhiều năm trở lại đây). Hiện có trên nửa số khoản vay tiêu dùng vào mục đích sửa chữa nhà ở. Kế đến là mua sắm hàng điện tử, công nghệ, phương tiện đi lại. Hình thức thường thấy là sự kết hợp giữa doanh nghiệp với các ngân hàng thương mại. Gần 95% số khoản vay hiện theo phương thức cho vay trả góp. Hình thức này ngày một áp dụng rộng rãi; mở rộng ra cả với những dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân như chăm sóc sức khỏe, làm đẹp...
Có thể nói, với thủ tục vay nhanh gọn, dễ dàng, không cần tài sản thế chấp, linh hoạt lãi suất với từng đối tượng, dịch vụ vay tiêu dùng của các công ty tài chính được đánh giá còn có tác dụng đẩy lùi tín dụng đen, bằng cách hướng người dân tham gia vào thị trường chính thức, minh bạch, có sự quản lý của Nhà nước. Hiện nay, người vay cũng có thể an tâm hơn khi mà Việt Nam cũng đã có khung pháp lý riêng cho hoạt động tín dụng tiêu dùng với những quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Phản ánh từ Tiến cũng là của phần lớn người vay tiền tại các công ty tài chính hiện nay. Tuy nhiên, theo phân tích của ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), không thể so sánh mức lãi suất sản phẩm cho vay tín chấp tiêu dùng của các công ty tài chính với lãi suất của ngân hàng thương mại được, vì đó là những sản phẩm khác nhau, có một số yếu tố đóng góp vào giá khoản vay tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính nên giá sản phẩm cao hơn so với hệ thống ngân hàng thương mại. Cụ thể, chi phí đầu vào nguồn vốn cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thường cao hơn so với chi phí huy động vốn của ngân hàng thương mại; trong khi chi phí bù đắp rủi ro của khoản vay, lãi suất sẽ tỷ lệ thuận với rủi ro. Ngoài ra, cho vay tiêu dùng tín chấp có rủi ro cao, nên lãi suất phải cao hơn so với cho vay tiêu dùng có tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại. Chưa kể, giá trị của khoản vay nhỏ lẻ, kỳ hạn vay ngắn (khoảng từ 6 - 8 tháng, thậm chí 4 - 5 tháng) dẫn đến các chi phí thẩm định, chi phí đòi nợ, chi phí quản lý khoản vay, chi phí phục vụ tính trung bình trên một đơn vị vốn vay sẽ cao hơn bình thường…
Các phân tích từ cơ quan chức năng cho thấy, tổng quy mô tín dụng tiêu dùng Việt Nam hiện đạt mức 960.000 tỷ đồng. Trong đó, nhóm công ty tài chính có quy mô tín dụng tiêu dùng đạt mức 74.000 tỷ đồng và là nhóm có tốc độ tăng dư nợ tín dụng tiêu dùng cao nhất (bình quân lên tới 44% trong nhiều năm trở lại đây). Hiện có trên nửa số khoản vay tiêu dùng vào mục đích sửa chữa nhà ở. Kế đến là mua sắm hàng điện tử, công nghệ, phương tiện đi lại. Hình thức thường thấy là sự kết hợp giữa doanh nghiệp với các ngân hàng thương mại. Gần 95% số khoản vay hiện theo phương thức cho vay trả góp. Hình thức này ngày một áp dụng rộng rãi; mở rộng ra cả với những dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân như chăm sóc sức khỏe, làm đẹp...
Có thể nói, với thủ tục vay nhanh gọn, dễ dàng, không cần tài sản thế chấp, linh hoạt lãi suất với từng đối tượng, dịch vụ vay tiêu dùng của các công ty tài chính được đánh giá còn có tác dụng đẩy lùi tín dụng đen, bằng cách hướng người dân tham gia vào thị trường chính thức, minh bạch, có sự quản lý của Nhà nước. Hiện nay, người vay cũng có thể an tâm hơn khi mà Việt Nam cũng đã có khung pháp lý riêng cho hoạt động tín dụng tiêu dùng với những quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Mô tả ảnh